banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chương trình đào tạo chuẩn ĐHQGHN: Trình độ Thạc sĩ ngành Châu Á học



Chương trình đào tạo chuẩn ĐHQGHN: Trình độ Thạc sĩ ngành Châu Á học
Chương trình đào tạo chuẩn ĐHQGHN trình độ thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học ban hành theo Quyết định số………/QĐ-ĐHQGHN, ngày….. tháng …. năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.    Một số thông tin về chương trình đào tạo
1.1. Tên chuyên ngành đào tạo: 
+Tiếng Việt: Châu Á học 
+ Tiếng Anh: Asian Studies
1.2. Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 31 06 01 
1.3. Tên ngành đào tạo 
+ Tiếng Việt: Đông Phương học
+ Tiếng Anh: Oriental Studies
1.4. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
1.5. Thời gian đào tạo: 02 năm 
1.6. Tên văn bằng sau tốt nghiệp
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Đông Phương học 
+ Tiếng Anh: Master in Oriental Studies
1.7. Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Đông Phương học
2.    Mục tiêu của chương trình đào tạo (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể)
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ ngành Đông Phương học, chuyên ngành Châu Á học là chương trình theo định hướng nghiên cứu, đảm bảo tính chất là ngành khoa học cơ bản, có sự mở rộng và nâng cao so với bậc cử nhân, có tính hiện đại phù hợp với thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và quan hệ quốc tế trong điều kiện mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới; cung cấp cho người học năng lực chuyên môn và ngoại ngữ học thuật để có thể học tập và nghiên cứu, hoạt động nghề nghiệp ở trình độ chuyên sâu hơn, đóng góp thêm nhiều công trình khoa học cho sự nghiệp phát triển đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Về kiến thức
Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, nhằm giúp người học nắm vững các kiến thức về khu vực học và đất nước học, nhất là nâng cao kiến thức chuyên sâu về các quốc gia trong khu vực châu Á. 
2.2.2. Về kĩ năng
    Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ có được năng lực nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện đối với những vấn đề về châu Á với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, những vấn đề thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn của một quốc gia ở châu Á hoặc một nhóm nước, hay một khu vực có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quan hệ quốc tế của các nước châu Á đương đại. Người học cũng sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng liên quan đến nghiên cứu như tổng hợp và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn v.v...
2.2.3. Về phẩm chất đạo đức
Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân, cầu thị và có ý thức vươn lên, có trách nhiệm trong công việc, chủ động, độc lập và sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật và biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ; phát huy năng lực trong nghiên cứu, trong hoạt động nghề nghiệp, ứng dụng trong công việc ở các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, làm việc ở các tổ chức đối ngoại, an ninh, thông tấn báo chí, các tổ chức kinh tế, hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước...

3.    Thông tin tuyển sinh
3.1. Môn thi tuyển sinh
- Môn thi Cơ bản: Đại cương văn hóa Việt Nam
- Môn thi Cơ sở: Văn hóa văn minh phương Đông
- Môn Ngoại ngữ: 1 trong 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung  Quốc, Nhật Bản (tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). 

3.2. Đối tượng tuyển sinh
3.2.1. Về văn bằng
-    Có bằng đại học ngành đúng (Đông Phương học) ngành phù hợp với chuyên ngành Châu Á học (gồm Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quốc tế học, Khu vực Thái Bình Dương học)
-    Có bằng đại học các ngành gần với ngành Đông Phương học gồm: Quan hệ quốc tế, Việt Nam học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Ngôn ngữ Ả rập, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn hoá phương Đông, Ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản, Ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc, Ngữ văn Trung Quốc, Tiếng Nhật (phiên dịch), Tiếng Trung (phiên dịch), Tiếng Hàn (phiên dịch), Sư phạm tiếng Nhật, Sư phạm tiếng Trung, Tiếng Anh.
* Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ: Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
+ Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo khoản 4, Điều 29 Quy chế Đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội Ban hành kèm theo Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN), hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ được cấp bởi các cơ sở được Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận. Ngày cấp chứng chỉ tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày thi. Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức nước ngoài cấp trước khi công nhận tương đương.

3.2.2.    Về kinh nghiệm công tác 
-    Có bằng đại học ngành đúng: không yêu cầu kinh nghiệm công tác.
-    Có bằng đại học các ngành gần: không yêu cầu kinh nghiệm công tác nhưng phải học qua một chương trình bổ túc kiến thức do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quy định.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần
3.3.1. Ngành phù hợp: Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quốc tế học, Khu vực Thái Bình Dương học
3.3.2. Ngành gần: Quan hệ quốc tế, Việt Nam học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Ngôn ngữ Ả rập, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn hoá phương Đông, Ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản, Ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc, Ngữ văn Trung Quốc, Tiếng Nhật (phiên dịch), Tiếng Trung (phiên dịch), Tiếng Hàn (phiên dịch), Sư phạm tiếng Nhật, Sư phạm tiếng Trung, Tiếng Anh.
 

Tập tin đính kèm Tải xuống

Bình luận của bạn