banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Suy dinh dưỡng trẻ em tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2012



[Báo cáo NCKHSV] Suy dinh dưỡng trẻ em tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2012
Đối với trẻ em trong các quốc gia đang phát triển, suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề luôn được cả thế giới quan tâm.

Suy dinh dưỡng trẻ em từ lâu đã là vấn đề nghiêm trọng tại Ấn Độ. Mặc dù với những sự nỗ lực từ phía Chính phủ Ấn Độ, các tổ chức trẻ em trong ngoài nước cũng như với những thành tựu to lớn của công cuộc phát triển kinh tế từ sau cuộc “cải cách nền kinh tế” đầu những năm 1990, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở đất nước này được cải thiện ở mức độ vô cùng khiêm tốn.

Suy dinh dưỡng trẻ em tại Ấn Độ, trên thực tế, phải đối mặt với những thách thức riêng, không giống với điều kiện xã hội ở các nước nghèo Châu Phi hay các nước Châu Á khác khi duy trì tình trạng tồi tệ như vậy ngay cả khi tăng trưởng kinh tế tăng đều. Sự mâu thuẫn này chính là lý do chính để tôi lựa chọn đề tài này.
1.    Khái niệm “Suy dinh dưỡng”
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.Theo quy định của tổ chức WHO có 3 thể của suy dinh dưỡng: thấp còi, ốm yếu, và còi cọc.
2.    Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2012
Trên thế giới, Ấn Độ cũng như các nước tại Nam Á là khu vực có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, vượt qua khu vực Châu Phi.Trong khu vực, Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất.tỷ lệ tỷ vong của trẻ dưới 5 tuổi là 61/1000 trẻ.Theo báo cáo của Khảo sát Sức khỏe Gia đình Ấn Độ từ năm 1992/93 đến 2005/06, tỷ lệ thấp còi, ốm yếu hay còi cọc có xu hướng giảm chậm. 
2.    Nguyên nhân tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2012
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại Ấn Độ
-    Điều kiện kinh tế xã hội
Dựa theo khung khái niệm về tác động của yếu tố điều kiện kinh tế xã hội đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em. Điều kiện về nơi sống là nguyên nhân gốc rễ, tác động đến các yếu tố liên quan đến hộ gia đình, đặc biệt là người mẹ, bên cạnh đó tác động đến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng.
Điều kiện nơi sống bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa lý, tình trạng phát triển kinh tế của vùng( thành thị/ nông thôn). Về mặt kinh tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghèo đói là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ em kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Nghèo đói tại Ấn Độ: mặc dù GDP hàng năm của Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng khá cao, khoảng 9%/năm, tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nghèo cao nhất thế giới. Theo bản đồ, Ấn Độ có tốc độ giảm nghèo rất chậm so với  Trung Quốc hay Việt Nam 
Các yếu tố khác như tôn giáo và hệ thống đẳng cấp, dân số đông củng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
-    Các yếu tố liên quan đến người mẹ
Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình, là người quyết định chế độ dinh dưỡng cảu trẻ.Tình trạng sức khỏe của người mẹ cũng tác động đến tình trạng thể chất và trí tuệ của đứa trẻ.Tuy nhiên, tại Ấn Độ vị trí người phụ nữ chưa được coi trong và chăm sóc đúng mức.
Phụ nữ tại Ấn Độ có tỷ lệ mù chữ cao. Việc thiếu giáo dục đã cản trở nguời phụ nữ tiếp cận những thông tin cần thiết về chăm sóc sức khỏe gia đình và đặc biệt là cho trẻ nhỏ.(bảng số liệu). Đứa trẻ có mẹ không biết chữ có tỷ lệ tử vong cao, có tỷ lệ tiêm chủng DTP3 thấp so với những đứa trẻ có mẹ biết chữ.
Người mẹ suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe kém ở trẻ em (bảng số liệu). Hơn một nửa số trẻ có mẹ thiếu cân bị thiếu cân và thấp còi. 
Đặc biệt, tại Ấn Độ, cũng như ở một số quốc gia khác người phụ nữ không có quyền tự chủ, họ có cuộc sống lệ thuộc.dẫn đến tình trạng tảo hôn, thất học và không được chăm sóc chu đáo. Việc sinh con gái được coi là điều không may, điều này đã dẫn đến tình trạng phá thai để lựa chọn giới tính.
Cả ba yếu tố trên của người mẹ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.Chúng có thể coi là hệ quả của điều kiều xã hội của Ấn Độ.
-    Hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Mặc dù , y tế cũng là một ngành du lịch đang được Ấn Độ thúc đẩy. Y học tại Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu lớn, song ngành y tế của nước này vẫn đang phải đối mặt với áp lực từ các vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Chi phí cho khám chữa bệnh tại Ấn Độ tương đối cao.Hầu hết các khoản chi phí cho dịch vụ y tế người dân Ấn Độ phải tự chi trả. Do vậy, bộ phận người dân nghèo của nước này không có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ y học.53% số trẻ em dưới tại Ấn Độ vẫn phải sống thiếu các dịch vụ y tế cơ bản.
Kết luận
Như vậy, mặc dù kinh tế Ấn Độ đã có bước phát triển thần kỳ, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em- “mầm non của tương lai đất nước” vẫn chưa được cải thiện. Những thất bại trong việc cải thiệ tình trạng này có thể thấy là do những đặc điểm kinh tế xã hội khác biệt của đất nước này.

SV. Văn Quỳnh Mai

K 57 - Bộ môn Ấn Độ học

Bình luận của bạn