banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Hành trình khám phá bản ngã cá nhân trong sáng tác của Murakami Haruki nhìn dưới góc độ các giấc mơ



[Báo cáo NCKHSV] Hành trình khám phá bản ngã cá nhân trong sáng tác của Murakami Haruki nhìn dưới góc độ các giấc mơ
Quan điểm của Freud ( phân tâm học): Bản ngã (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan đến thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Bản ngã cũng với bản năng (id) và siêu ngã ( aupereo) là ba miền của tâm thức. Bản ngã được hình thành từ sự đụng chạm bản năng (id) với thực tế mà bản năng này hòa hợp.

CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ BẢN NGÃ VÀ GIẤC MƠ CŨNG NHƯ QUAN ĐIỂM CỦA MURAKAMI HARUKI
1.    Lý luận về vấn đề bản ngã cá nhân.
    Quan điểm của Freud ( phân tâm học): Bản ngã (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan đến thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Bản ngã cũng với bản năng (id) và siêu ngã ( aupereo) là ba miền của tâm thức. Bản ngã được hình thành từ sự đụng chạm bản năng (id) với thực tế mà bản năng này hòa hợp.
    Như vậy bản ngã đóng vai trò là kẻ trung gian hòa giải phần thú tính trong mỗi con người, buộc nó phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra. Do vậy bản ngã mang bản sắc cá nhân, là cái để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, giúp con người có thể hòa mình vào xã hội một cách có văn hóa.
2.    Lý luận về vấn đề giấc mơ và quan điểm của Murakami Haruki.
    Quan điểm của Freud: xem giấc mơ là một phương tiện kỹ thuật để thăm dò tiềm thức. Freud khẳng định tất cả các giấc mơ đều là sự thể hiện những ham muốn. Động lực chính tạo nên giấc mơ là nhu cầu giải tỏa, làm thỏa mãn những ước mơ chưa được hoàn thành.
    Thuyết phân tâm học của Freud chính là cơ sở quan trọng để Murakami Haruki lí giải những vấn đề liên quan đến những chấn thương tâm lí và đôi lúc ông còn viện dẫn Freud và Jung như những cứ liệu đàm thoại quan trọng giữa các nhân vật trong tác phẩm.
CHƯƠNG 2
BẢN NGÃ CÁ NHÂN CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA MURAKAMI HARUKI
    2.1. Giấc mơ trong các sáng tác của Murakami Haruki đầy khoái cảm nhục dục.
    Rừng Nauy
-    Hành động kỳ quặc của Naoko trong đêm Watanabe đến nhà nghỉ Ami thăm nàng.
Kafka bên bờ biển.
-    Giấc mộng tinh của cô giáo Setsuo Okamochi ân ái với người chồng - đã chết trong Chiến tranh Thế giới thứ II trên một phiến đá rộng.
-    Giấc mơ mang mặc cảm Oedipus nhân vật Kafka vừa sinh ra đã mang trong mình lời nguyền của cha một ngày kia mày sẽ giết cha mày và ngủ với cả chị và mẹ mày[ 13, 230]. 
Biên niên ký chim vặn dây cót:
-    Giấc mơ trở đi trở lại với nhân vật Toru trên hành trình tìm kiếm người vợ mình. Các giấc mơ sinh động đến mức khiến cho Okada Toru không phân biệt được đâu là mơ đâu là thực.
-    Okada quan hệ tính giao với Kano Creta – một con điếm tinh thần.
    Những hiện tượng tính dục kỳ quặc nhất, những bí mật về bản năng tính dục của người Nhật Bản dần được sáng tỏ dưới cái nhìn của phân tâm học. Những hành vi bị xã hội nên án lại được Murakami Haruki giải thích một cách có cơ sở khoa học dưới góc độ phân tâm học.
    2.2. Giấc mơ là một trạng thái thiền.
    Thiền tông là một nhánh của đạo phật đề cao sự giác ngộ chỉ bằng nhận thức trực giác. Nó không dựa trên hiệu quả của một  tín điều thiêng liêng nào hay quyền lực của một đấng cứu thế mang dựa trên sự cố gắng của cá nhân để nắm ý nghĩa của vũ trụ( ) nó đề cao tinh thần tự ngã đòi hỏi con người phải tự vươn lên, phát huy những tố chất sẵn có của bản thân để chiến thắng mọi trở ngại tai ương. 
    Yếu tố thiền được thể hiện rất rõ trong giấc mơ của Okada ( tọa thiền dưới một cái giếng cạn) Kafka tọa thiền ở một ngôi nhà gỗ nhỏ trong rừng, Nakata – một trường hợp đặc biệt của thiền – chứng đốn ngộ.
    2.3. Giấc mơ trong các sáng tác của M. Haruki tình yêu luôn gắn liền với trách nhiệm.
    Tình yêu giữa Naoko – Watanabe – Midori.
    Tình yêu giữa Okada và vợ - Kumiko.
KẾT LUẬN
    Murakami Haruki là một trong những nhà văn còn gây nhiều tranh cãi nhất tại Nhật Bản, đặc biệt là khi đề cập đến vấn đề bản thể con người trong các sáng tác của ông. Tuy nhiên, thực tế những tác phẩm của ông đã minh chứng cho những đóng góp tích cực của Murakami Haruki đối với nền văn học Nhật Bản đương đại. Những tác phẩm của ông được xem là cầu nối quan trọng đưa “văn học Nhật Bản nhìn ra thế giới”.
    Đề tài nghiên cứu  Hành trình khám phá bản ngã cá nhân của các nhân vật trong các sáng tác của Murakami Haruki: nhìn từ góc độ giấc mơ bằng việc kết hợp các vấn lí luận thuộc các lĩnh vực khác nhau: phân tâm học, triết học, tôn giáo… với một số tác phẩm của Murakami Haruki đã góp phần làm rõ một nội dung quan trọng và xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn: vấn đề bản ngã cá nhân. 

SV. Bùi Thị Tuyền

K57 - Bộ môn Nhật Bản học

Bình luận của bạn