banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Tình hình xuất khẩu một số hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (2000-2013)



[Báo cáo NCKHSV] Tình hình xuất khẩu một số hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (2000-2013)
Việt Nam cũng có tiềm năng lớn để xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường rộng lớn này mối quan hệ Việt- Trung ngày càng thân thiết, thì lợi thế về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này ngày càng tăng lên và càng có cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường này. Nông sản là hàng xuất khẩu và đóng góp kim ngạch chính của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Phần I. Phần mở đầu
Lý do lựa chọn đề tài:Việt Nam là một nước nông nghiệp, Trung Quốc là  nước có số dân đông nhất thế giới và kề sát với Việt Nam, quan hệ hai nước đã có từ lâu đời.
 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Thông qua các luận văn từ trang web http://luanvan.net và tạp chí nghiên cứu Trung Quốc .
    Mục Tiêu:  Nhằm tìm hiểu, làm rõ và phân tích về các hoạt động, kinh ngạch, cơ cấu, sản lượng một số mặt hàng nông sản từ năm 2000 đến 2013. Những khó khăn thách thức với thị trường khác trong quá  trình xuất khẩu từ đó tìm ra một số giải pháp và phương hướng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc.
 Nhiệm vụ: Làm rõ các khái niệm và các thuật ngữ và những vấn đề có liên quan đến bài nghiên cứu. Đánh giá được tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc. Thu thập tài liệu, xử lí thông tin và các vấn đề có liên quan đến bài nghiên cứu.
Đối tượng: Những vấn đề có liên quan đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2000- 2013. Một số hàng nông sản như: Gạo, cao su, chè, sắn, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. 
Phạm vi : không gian: Trung Quốc và Việt Nam, thời gian : Từ năm 2000- 2013
Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu để làm rõ thực trạng, quá trình, và hiệu quả xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu, đối chiếu, thống kê, tóm tắt, khái quát.
Phần II. Nội dung chính
2.1.  Điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Khái niệm xuất khẩu: Là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ ra nước ngoài dùng tiền tệ hoặc hàng hóa làm phương diện thanh toán trao đổi, có thể di chuyển qua biên giới, đường biển hoặc đường hàng không. Là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, là hoạt động đi đầu trong các hoạt động dư thừa các sản phẩm.
Vai trò của xuất khẩu: Tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế của mình. Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa đât nước. Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm, Giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Là cơ sở để mở rộng, thúc đẩy kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế trên thế giới
Tiềm năng nông sản Việt Nam: Việt Nam có tổng diện tích đất dùng trong nông nghiệp tính đến đầu tháng 1/ 2012 là 26280,5 nghìn ha. Cùng với ¾  là diện tích đồi núi thích hợp cho trồng và chăn nuôi các loại nông sản đặc biệt hai đồng bằng lớn đồng bằng sông hồng và sông Cửu Long. Các cây nông sản có giá trị như Cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều.
Nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản : Việt Nam miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu thuận lợi có mùa nóng và lạnh. Các yếu tố công nghệ và nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi. Cơ sở hạ tầng, đường xá, thông tin và gần biển nên thuận lợi cho vận chuyển. Nhà nước có chính sách đặc biệt để thúc đẩy nông sản như hỗ trợ và ưu tiên cho người dân trồng nông sản.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (2000 – 2013).
Từ 1991 quan hệ kinh tế Trung – Việt được khôi phục, phát triển nhanh chóng. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê Bộ Thương mại Trung Quốc năm 1991, kim ngạch thương mại hai nước đạt 32,23 triệu USD đến 2009 đạt 22,5 tỷ USD, gấp gần 700 lần. Mục tiêu hai nước là nâng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010, sau đó thay đổi là 25 tỷ USD . 
Có nhiều hiệp định được kí kết : Chính phủ hai nước đã ký kết hơn 30 hiệp định và văn bản thoả thuận, có khoảng 20 hiệp định về kinh tế thương mại như : Hiệp định thương mại (1991), Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước (1991),  Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật (1992), Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng hai nước (1993), Hiệp định về mua bán ở vùng biên giới hai nước (1998)… Ngoài ra trên đường biên giới đất liền giữa hai nước đã có 25 cặp cửa khẩu được khai thông, trong đó có 4 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu tiểu ngạch. Ngoài ra còn có thêm 59 cặp đường mòn biên giới và 13 chợ biên giới đã được hình thành.
Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu cũng phát triển theo hướng đa dạng hoá mặt hàng và chủng loại. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khoảng hơn 100 mặt hàng bao gồm : Nguyên, nhiên liệu (dầu thô, cao su tự nhiên, than đá, quặng các loại, tinh dầu các loại…), lương thực, nông sản (hạt điều, hạt tiêu, lạc nhân và hoa quả nhiệt đới các loại…), thuỷ sản tươi sống và đông lạnh (tôm, cá, cua, mực…) và hàng tiêu dùng (hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp.
Tình hình: Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh từ năm 2000 là 1,5 tỷ USD đến năm 2013 là 13,3 tỷ USD, mặt hàng chủ yếu là gạo, hạt điều, cao su, rau quả
2.3. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc  trong tương lai.
Phương hướng: Chiến lược kinh tế đến 2020, nước ta đẩy mạnh chủ trương xuất khẩu phải lựa chọn mặt hàng chủ lực, tăng thu hút nước ngoài, giảm nhập siêu. Tận dụng tối đa những ưu đãi quan hệ song phương Việt- Trung để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Cùng phát triển thương mại trên nguyên tắc hợp tác, tôn trọng độc lập chủ quyền và duy trì tình hữu nghị hai nước. Củng cố đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực về nông sản đang xuất khẩu và có tiếng tại thị trường Trung Quốc. Định hướng xuất khẩu nông sản phải phù hợp với giai đoạn 2010- 2020, đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa có lợi như nông sản khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Nghiên cứu xây dựng các điểm tăng trưởng xuất khẩu mới trong giai đoạn 2015-2020, rà soát những chính sách, biện pháp hạn chế, cản trở xuất khẩu để có phương án tháo gỡ thuận lợi môi trường xuất khẩu. Định hướng xuất khẩu vào khu vực thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và đang xuất khẩu ở Trung Quốc
Giải pháp: Nhà nước ta phải quan tâm, đầu tư, tăng cường, hướng dần và khuyến khích cho nhân dân tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông sản. Liên kết phối hợp với các nhà sản xuất và nhập khẩu nông sản ở Trung Quốc. Tổ chức chặt chẽ để quản lý sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng nông sản của Việt Nam trước khi xuất khẩu sang thị trường này. Nắm vững hệ thống chính sách biên mậu của Trung Quốc, để biết rõ về quy định thông quan hàng hóa, kiểm dịch nhập khẩu của Trung Quốc để từ đó chú ý về giấy phép. Tổ chức thu thập dữ liệu, cập nhật phân tích, xủ lý, cung cấp thông tin về tình hình thị trường, giá cả của các mặt hàng tại Trung Quốc. Đồng thời tham gia đối chiếu giá cả thị trường thế giới. Đẩy mạnh thông tin thị trường xúc tiến thương mại, cần nghiên cứu và tổ chức tốt hệ thống thông tin thường xuyên về thị trường Trung. Hoàn thiện hành lang pháp lý trong quan hệ Việt- Trung. 
Phần III. Kết luận
Việt Nam cũng có tiềm năng lớn để xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường rộng lớn này mối quan hệ Việt- Trung ngày càng thân thiết, thì lợi thế về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này ngày càng tăng lên và càng có cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường này. 
Nông sản là hàng xuất khẩu và đóng góp kim ngạch chính của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

SV. Nguyễn Thị Lệ Chang
K57 Bộ môn Trung Quốc học

Bình luận của bạn