banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Tóm tắt báo cáo] Sự khác nhau về cách tổ chức tang lễ của người theo đạo Hindu, đạo Sikh và một số đạo khác



[Tóm tắt báo cáo] Sự khác nhau về cách tổ chức tang lễ của người theo đạo Hindu, đạo Sikh và một số đạo khác
Báo cáo khoa học "Sự khác nhau về cách tổ chức tang lễ của người theo đạo Hindu, đạo Sikh và một số đạo khác" được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Thị Giang K58 Ấn Độ học và được trình bày tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên bộ môn Ấn Độ năm 2016.

Cái chết là sự chấm dứt của cuộc sống. Đó là sự kết thúc của tất cả các chức năng của cuộc sống. Chết có thể sảy ra với nhiều cách khác nhau như: bệnh, tai nạn hay tuổi già hoặc chết tự nhiên. Cái chết không chỉ là sự kết thúc của cuộc sống mà theo quan niệm của nhiều tôn giáo nó là bắt đầu một cuộc sống mới. Đặc biệt như đất nước Ấn Độ- một nước đa tôn giáo, quan niệm này càng được chứng tỏ một cách rõ hơn. Tuy nhiên, người ta cũng không hề xem nhẹ những nghi lễ đời người tromg đó có nghi thức tang lễ của họ. Mỗi một tôn giáo lại mang những đặc trưng khác nhau, quan điểm khác nhau, do vậy tổ chức tang lễ cũng là không giống nhau.

Với bốn tôn giáo lớn: đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Hồi và đạo Jain cùng những màu sắc khác nhau về phong tục tập quán, nghi thức tang lễ cũng mang những có những đặc điểm riêng biệt đặc trưng. Trong khuôn khổ bài, tôi sẽ chỉ giới thiệu cgo cac bạn về cách tổ chức tang lễ của người theo đạo Hindu, đọ Sikh và đạo Hồi.

1. Nghi thức tang lễ của những người theo đạo Hindu.

Người theo đạo Hindu chọn cho mình cách hỏa táng để giải thoát linh hồn. Họ tin rằng nó giúp giải thoát bản chất tinh thần của một cá nhân từ cơ thể vật chất nhất thời của nó để nó có thể được tái sinh. Nếu nó không được thực hiện hoặc không thực hiện đúng cách, nó là tư tưởng, linh hồn sẽ bị quấy rầy và không tìm đến đúng chỗ của nó trong thế giới bên kia và quay trở lại ám ảnh người thân sống. Lửa là phương pháp được lựa chọn để định đoạt của người chết vì nó liên quan với độ tinh khiết và sức mạnh của nó để xua đuổi ma quỷ hại, ma quỷ và tinh thần.  Không phải tất cả ai cũng được hỏa táng. Người thánh thiện, người bệnh phong và những người bị bệnh thủy nhỏ có truyền thống được chôn cất, với nhữg người như vậy thì họ chôn ở một vị trí thẳng đứng bảo quản bằng muối. Trẻ nhỏ dưới hai tuổi không hỏa táng vì linh hồn của họ không cần làm sạch. Trong nhiều trường hợp họ không được chôn cất nhưng được đưa đến giữa sông Hằng hay một dòng sông thiêng liêng và thả xuống đáy sông bằng cách đeo vào người họ một tảng đá nặng để chìm xuống. Những gia đình không có khả năng mua gỗ cho hỏa táng đôi khi ném xác chết cháy trong sông Hằng.Trong một số trường hợp một hình nộm được đốt để tượng trưng cho hỏa táng. Rất ít người được chôn cất.

- Trước nghi lễ hỏa táng

Trước khi hỏa táng, cơ thể được bao bọc và rửa sạch, đồ trang sức và các vật linh thiêng phải còn nguyên và được để trong một tấm vải. Thường thì một số lá của cây Tulasi và vài giọt nước thiêng liêng được đặt trong miệng của người quá cố.  Sau khi hoàn tất mọi thứ, cơ thể được những người con trai trong gia đình đặt vào một quan tài bằng tre, quấn hoa xung quanh và đem đi hỏa táng.

Thường thì người ta không khuyến khích việc người nhà khóc trong đám tang, họ cho rằng nước mắt chỉ dành cho những việc đáng buồn, hơn thế, nó còn làm “ô uế” các nghi thức tôn giáo. Bởi vậy, phụ nữ bị cấm tham dự tang lễ vì họ dễ mủi lòng hơn đàn ông.

Trước khi đặt lên giàn thiêu, thi thể người chết được nhúng nhanh xuống sông Hằng, sau đó một lớp bơ làm từ sữa trâu được bôi lên toàn thi thể để giúp nó cháy dễ hơn và được bọc trong tấm vải trắng (phụ nữ là màu đỏ) rồi được đặt lên cáng gỗ đưa đến bãi hoả táng. Nếu người chết là vua chúa hay giáo sĩ lang thang thì được cáng đi ở tư thế ngồi. Sau đó, thi thể được đặt lên một đống củi to lớn, vuông vức. Người ta tin rằng làm như thế thì linh hồn của người chết sẽ được lên thiên đàng. Xác đàn ông thường được đặt úp mặt xuống giàn thiêu trong khi xác người phụ nữ lại đặt ngược lại.

- Trong khi hỏa táng

Người con trai cả hoặc họ hàng là nam giới của người đã mất sẽ châm lửa ở đám gỗ gần miệng người chết, ngọn lửa thiêng ấy được lấy từ một ngôi đền kế bên. Trong quá trình hoả táng, các thầy tu sẽ thắp nến, cầu nguyện, đọc kinh Vêda cho người chết cho đến khi buổi lễ kết thúc. Theo tín đồ Hindu, nếu hộp sọ của người chết nổ tung thì đó là lúc linh hồn của họ được siêu thoát và lên cõi Niết Bàn; nếu hộp sọ không nổ, chủ tang phải đập cho hộp sọ vỡ ra trước khi ngọn lửa tắt. Sau khi hỏa táng xong, số mảnh xương còn sót lại sẽ được rải cùng với tro xuống dòng sông. Mọi tội lỗi của người chết được xoá bỏ.

- Sau nghi lễ hỏa táng

Sau lễ hoả táng là thời kỳ 12 ngày lễ tang. Thời gian để tang đầy đủ kéo dài hai tuần đến một năm tùy thuộc vào độ tuổi của người đã chết và gần gũi của các mối quan hệ với người đã chết.

2. Cách tổ chức tang lễ của người theo đao Sikh

Người theo đạo Sikh cũng chọn cách hỏa táng để giải thoát linh hồn cho người chết. Trước khi hỏa táng cơ thể người chết được tắm rửa sạch sẽ, những mái tóc được che bởi một chiếc khăn xếp hoặc khăn truyền thống và mặc quần áo với quần áo sạch sẽ. Tuy nhiên có một số điều cần lưu ý khi cử hành tang lễ cho người đạo Sikh:

-      Cơ thể của một người sắp chết hoặc người chết, nếu nó nằm trên một chiếc giường, không được lấy ra khỏi giường và đặt xuống sàn. Cũng không được đặt ngọn đèn thắp sáng bên cạnh người chết.

-       Khi ai đó chết, những người sống sót không phải đau buồn.

-       Khi đến thời điểm hỏa táng, cần phải hỏa táng không nên quan trọng là thời gian ban ngày hay ban đêm.

-       Khi giàn thiêu được đốt cháy hoàn toàn, toàn bộ số lượng lớn tro, bao gồm cả các xương bị cháy, cần được thu thập và gieo xuống dòng nước chảy hoặc chôn cất tại đó và dùng đất để lấp.

3. Cách tổ chức tang lễ của người theo đạo Hồi

Chôn cất là phương pháp những người theo đạo Hồi chọn để giải thoát cho người chết. Các xác chết được tắm rửa sạch sẽ sau đó được mang tới nơi chôn cất, tuy nhiên khi mang người chết đi chôn, cần lưu ý một số quy định sau tại nơi chôn cất:

  • Không được bước qua hoặc ngồi lên ngôi mộ.
  • Không được xây dựng hay trang trí bất kì thứ gì lên mộ và các ngôi mộ khác.
  • Không được để cầu nguyện hướng về phía ngôi mộ.
  • Phụ nữ bị cấm tham dự lễ chôn cất.
  • Không đươc giết mổ động vật quanh ngôi mộ.
  • Không dược hỏa táng thi thể người chết theo Hồi giáo, thậm chí là người quá cố yêu cầu trước khi qua đời.
  • Không được đặt nến trên mộ.
  • Không thực hiện khám nghiệm tử thi của người Islam đã chết trừ khi là có lệnh của tòa án.

Đất nước Ấn Độ còn rất nhiều tôn giáo với những cách tổ chức tang lễ khác nhau cùng với những phong tục, nghi lễ đa dạng  nhưng niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng của người dân về cách mai táng của từng tôn giáo vẫn luôn được bảo tồn.

Tác giả: Nguyễn Thị Giang - K58 Ấn Độ học

Bình luận của bạn