banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Tóm tắt báo cáo] Vai trò của năng lượng tái sinh trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2013



[Tóm tắt báo cáo] Vai trò của năng lượng tái sinh trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2013
Báo cáo khoa học "Vai trò của năng lượng tái sinh trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2013" được thực hiện bởi sinh viên Ngô Thị Trang - K58 Hàn Quốc học và đã được trình bày tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Đông phương học năm 2016.

MỞ ĐẦU

Hiện nay trên phạm vi toàn thế giới biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp: Trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, băng tan, hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng (sấm chớp, lốc, mưa đá, sương muối…). Chính những điều đó đã làm cho vấn đề môi trường ngày càng nóng lên và cần nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia và các nhà khoa học. Vấn đề cấp thiết được đặt ra đó chính là “phát triển kinh tế xanh” - vừa phát triển nền kinh tế bền vững, lâu dài và góp phần làm nguồn động lực phát triển kinh tế mới hiệu quả vừa giúp bảo vệ môi trường sống của con người. Hướng phát triển này đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới và trong đó có Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một quốc gia phát triển có ngành công nghiệp đứng vị cao trên trường quốc tế như ngành công nghiệp thông tin (IT), công nghiệp bán dẫn, ô tô, đóng tàu, sản xuất thép…Thế nhưng đây đều là những ngành công nghiệp có lượng thải cacbon lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cần Hàn Quốc cần đưa ra một chính sách phát triển mới để đối mặt với nguy cơ về biến đổi môi trường và phát triển kinh tế bền vững.Chính vì vậy, năm 2008 chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chương trình “Tăng trưởng xanh ít cacbon”  nhằm phát triển sạch và bền vững toàn diện nền kinh tế Hàn Quốc. Chính sách này hứa hẹn sẽ đem đến một thay đổi lớn cho kinh tế Hàn Quốc nói riêng và nền kinh tế xanh trên Thế giới nói chung.Từ năm 2008 đến năm 2013 trong vòng 5 năm thực hiện chính sách, tuy rằng kinh tế xanh ở Hàn Quốc đã có những thay đổi lớn song vẫn còn những thách thức tồn tại. Đây chính là lí do đầu tiên lôi cuốn người viết nghiên cứu.

Hàn Quốc là quốc gia có diện tích nhỏ, địa hình chủ yếu là đồi núi (70%), ít đồng bằng, nghèo tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là nguyên nhân một nước công nghiệp như Hàn Quốc mà phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài đến 97%; và Hàn Quốc cũng là nước nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch nước ngoài lớn trên thế giới. Nếu một quốc gia thường xuyên phải nhập khẩu nguồn nhiên liệu không thể thay thế ( nguyên liệu sơ cấp) để phục vụ cho nền kinh tế nước mình thì sẽ sớm bị tụt hậu. Cùng với vấn đề môi trường, điều này cũng đã và đang làm ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc. Việc tìm hiểu thành quả của chính sách “ Tăng trưởng  xanh ít cacbon” từ năm 2008 đến năm 2013 (5 năm phát triển) trong lĩnh vực năng lượng xanh cung cấp cho ngành công nghiệp ở Hàn Quốc là lý do thứ hai thúc đẩy người viết nghiên cứu về “Vai trò của năng lượng tái sinh trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2013”.

 

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI SINH VÀ PHÁT TRIỂN XANH

I. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.1. Kinh tế xanh

Khái niệm “kinh tế xanh” tên tiếng Anh là “Green economy” được Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc định nghĩa: “Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói cách khác, nền kinh tế xanh là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.Trong khi đó, theo Uỷ ban Kinh tế -  Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) “Kinh tế xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường”. Theo định nghĩa này, kinh tế xanh tập trung vào chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy hiệu quả về sinh thái

1.2. Năng lượng tái sinh

Năng lượng tái sinh (hay năng lượng tái tạo) là năng lượng có nguồn gốc từ tự nhiên như năng lượng mặt trời, các năng lượng có nguồn gốc từ tính chất vật lý địa cầu hoặc sinh vật học, có tốc độ bổ sung cao hơn so với tốc độ sử dụng. Điền hình như năng lượng mặt trời, gió, năng lượng thủy triều, địa nhiệt…

Phân loại: Năng lượng tái sinh gồm: Năng lượng mặt trời, Năng lượng sinh khối, Năng lượng thủy điện, Năng lượng thủy triều, Năng lượng gió, Năng lượng địa nhiệt và các nguồn năng lượng khác (Đại dương, sinh học…).

II. Tính thiết yếu khi sử dụng năng lượng tái sinh tại Hàn Quốc

2.1. Tiêu dung năng lượng của Hàn Quốc

2.2. Cái nhìn tổng quát về kinh tế Hàn Quốc từ năm 2008 đến năm 2013

2.2.1. Qúa trình phát triển kinh tế và những vấn đề mà Hàn Quốc phải đối mặt

2.2.2. Hàn Quốc đưa ra chính sách giải quyết

2.3. Tính thiết yếu của năng lượng tái sinh

2.3.1. Chủ động về nguồn nguyên, nhiên liệu

2.3.2. Tạo động lực phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả

2.3.3. Bảo vệ môi trường và đời sống của con người

 

CHƯƠNG II. PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI SINH TRONG CƠ CẤU PHÁT TRIỂN XANH TẠI HÀN QUỐC (2008 – 2013)

I. Phát triển năng lượng tái sinh

1.1. Qúa trình phát triển năng lượng tái sinh

II. Qúa trình sử dụng năng lượng tái sinh trong cơ cấu phát triển nền kinh tế xanh tại Hàn Quốc (2008 – 2013)

2.1. Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng tái sinh

2.1.1 Năng lượng mặt trời

            Tại nhà máy điện mặt trời Dongyan Shinan nằm ở xã Shina tỉnh Nam Cheolla, Hàn Quốc đã được lắp đặt 13.600 mô-đun và trong một năm chúng có thể sản xuất được hơn 35.000 MW điện.

2.1.2. Năng lượng gió

            Hội thảo về Năng lượng gió thế giới lần thứ 8 đã được tổ chức bởi Hiệp hội gió Hàn quốc (KWEA), cùng hợp tác với Hiệp hội gió thế giới (WWEA) và được hỗ trợ bởi Bộ Kiến thức kinh tế Hàn quốc, Chính phủ đảo Jeju, Unesco và Bộ Môi trường Đức, giới thiệu sự xuất hiện lần đầu tiên của Hàn quốc với tư cách nhà tổ chức cho Hội thảo về Năng lượng gió thế giới lần thứ 8 "Năng lượng gió trên bờ và ngoài khơi" tại đảo Jeju, Hàn quốc, từ ngày 23-25 tháng 06, 2009.

2.1.3. Năng lượng sinh khối

            Tại Hàn Quốc, năng lượng sinh học đang được tích cực nghiên cứu, phát triển ở đất nước này với mục tiêu đến năm 2030 năng lượng tái tạo sẽ đạt 11%, trong đó năng lượng từ sinh khối sẽ đạt 7,12%.

2.1.4. Năng lượng nước

            Hàn Quốc  có nhiều các con sông lớn như sông  Nakdongkang( 525km), sông Geum….. có tiềm năng thủy điện lớn.

            Bán đảo Hàn được bao quanh bởi đại đương với tổng năng lượng 14.000.000 Kw, gồm cả 6.500.000Kw năng lượng sóng, năng lượng thủy triều và dòng chảy thủy triều 1.000.0000Kw. Hiện nay, Hàn Quốc đang nỗ lực sản xuất nguồn năng lượng dồi dào tại các khu vực như Uldolmok, hồ Shihwa, đảo Jeju.

2.1.5 .Năng lượng địa nhiệt

            Năng lượng địa nhiệt là một công nghệ mà sử dụng sự khác biệt nhiệt độ giữa lạnh và nhiệt sử dụng nước nóng, nước ngầm và công trình ngầm

            Khoảng 47% nhiệt năng lượng mặt trời được lưu trữ dưới lòng đất qua mặt đất, và do đó nhiệt độ của mặt đất, và sự hấp thụ năng lượng mặt trời theo địa hình

nhiệt độ gần bề mặt của mặt đất được sử dụng để sưởi ấm.

            Sâu (dưới đất 1 ~ 2 km) nhiệt độ dưới lòng đất ở một số khu vực của đất nước có sẵn để làm nóng trực tiếp

2.3. Một số tồn tại

            Quốc gia vẫn còn yếu về công nghệ nguồn chủ chốt, về tạo thị trường và cơ sở hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp.

 

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI SINH TẠI HÀN QUỐC

  1. Thành quả khai thác và phát triển năng lượng tái sinh

      Tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 năm 2008, Tổng thống Lee Myung-bak đã tuyên bố “Hàn Quốc sẽ là một nước đi tiên phong trong việc giải quyết biến đổi khí hậu và công bố kế hoạch giảm khí thải nhà kính vào năm 2020".

           Năm 2010, Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy việc phát triển những ngành công nghiệp và công nghệ xanh bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành công nghiệp xanh.

           Hệ thống chứng chỉ xanh của Chính phủ được đưa ra vào tháng 4/2010 đã chứng nhận hơn 400 trường hợp doanh nghiệp, dự án và công nghệ xanh.

           Năm 2011, nhà máy thủy triều Sihwa được thành lập.

II. Vai trò của năng lượng tái sinh trong phát triển kinh tế xanh

2.1. Tạo một nền kinh tế chủ động

2.2. Tạo động lực phát triển kinh tế sạch, bền vững và hiệu quả cao

2.3. Góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống của con người

III. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

3.1. Phương hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

3.1.1. Việt Nam hướng tới nền kinh tế cacbon thấp

3.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

3.2.1. Kinh nghiệm khai thác năng lượng tái sinh từ Hàn Quốc

3.2.2. Kinh nghiệm triển khai, phát triển vai trò  và sử dụng  năng lượng tái sinh từ Hàn Quốc

3.3. Những hạn chế cần tránh từ Hàn Quốc

 

Tổng kết:

            Như vậy, phát triển năng lượng tái sinh có vai trò vô cùng to lớn với sự phát triển của Hàn Quốc. Nền kinh tế Hàn Quốc đã có sự nhảy vọt và phát triển bền vững nhờ năng lượng xanh. Những thành tựu đã đạt được về phát  triển năng lượng tái sinh không chỉ có ý nghĩa cho Hàn Quốc mà nó còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Phát triển năng lượng xanh là quá trình phát triển lâu dài, từng bước một, không nóng vội, lấy chất lượng làm nòng cốt. đồng thời cần phải tạo được sự ủng hộ của người dân, của các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự đầu tư, giúp đỡ vê kĩ thuật công nghệ cũng  như kinh phí.

Tác giả: Ngô Thị Trang - K58 Hàn Quốc học

Bình luận

Huỳnh Ngọc Thảo Kỳ
04/09/2021 5:40:53 SA

mình đang thực hiện nghiên cứu khoa học về vấn đề này. mình có thể xin file đầy đủ của nghiên cứu này được không ạ. Mình cam đoan sẽ không vi phạm bất cứ điều gì về vấn đề bản quyền ạ

Huỳnh Ngọc Thảo Kỳ
04/09/2021 5:38:47 SA

Mình có thể xin file đầy đủ của nghiên cứu này được không ạ

Bình luận của bạn