banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo] Phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan từ đầu thế kỉ XXI đến nay



[Báo cáo] Phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan từ đầu thế kỉ XXI đến nay
Báo cáo "Phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan từ đầu thế kỉ XXI đến nay" được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Diệu Hoa - K58 Thái Lan học và được trình bày tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp bộ môn năm 2016.

Ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đã xảy ra hiện tượng mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc dẫn đến phong trào ly khai, bạo loạn ở một số nước như Indonesia, Philippin, Thái Lan... Ở Thái Lan, phong trào ly khai tại miền Nam đã diễn ra từ nhiều thập niên, tồn tại dai dẳng cho đến nay. Thái Lan là quốc gia đa dân tộc, 94% theo đạo Phật, 5% theo Islam, còn lại là các tôn giáo khác. Người Islam gốc Mã Lai tập trung chủ yếu ở miền Nam Thái Lan, khác biệt về tôn giáo, sắc tộc với phần đông người theo Phật giáo trong nước. Do các khác biệt này các cuộc bạo loạn , mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo diễn ra khá sâu sắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Pattani, Yala, Narathiwat, Satun và Songkhla. Mặc dù chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp nhằm ổn định tình hình chính trị ở miền Nam Thái Lan nhưng những cuộc bạo loạn vẫn diễn ra,  gây ra thiệt hại về người và của của nhân dân các tỉnh miền Nam Thái Lan. Từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay, phong trào này vẫn tiếp tục diễn ra. Tình hình này đặt ra vấn đề cần quan tâm nghiên cứu thực trạng cũng như nguyên nhân của phong trào, đánh giá phân tích các biện pháp giải quyết của chính phủ Thái Lan, đề xuất thêm các giải pháp cũng như đưa ra các kinh nghiệm tham khảo cho các nước đa sắc tộc, tôn giáo khác.

Bài nghiên cứu gồm 4 chương:

          - Chương I: Khái niệm ly khai và vài nét khái quát về địa lý, lịch sử và cư dân vùng miền Nam Thái Lan.

         - Chương II- Thực trạng phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan từ đầu thế kỉ XXI đến nay.

         - Chương III- Nguyên nhân dẫn đến sự tiếp diễn hoạt động của phong trào ly khai từ đầu thế kỉ XXI đến nay.

         - Chương IV- Giải pháp để chấm dứt phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan.

Phong trào li khai ở miền Nam đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử và cho đến nay phong trào li khai  không những không suy giảm mà ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Từ những năm đầu thế kỉ XXI, sau một thời gian tạm lắng, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Islam ở miền Nam Thái Lan cùng với sự tác động  các tổ chức của Islam trên thế giới làm cho các phong trào lại bùng lên mạnh mẽ, ngày càng mở rộng về quy mô, đối tượng, quyết liệt và dai dẳng cho đến tận bây giờ vẫn chưa chấm dứt gây nhiều thiệt hại cho người dân miền Nam Thái Lan và các vùng xung quanh.

Qua tìm hiểu ta thấy rằng nguyên nhân dẫn đến phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan là do mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc đã có từ rất lâu đó là mâu thuẫn giữa những người Thái theo Đạo Phật và những người theo Islam ở miền Nam Thái Lan và do các chính sách của chính phủ Thái Lan chưa phù hợp. Nhiều chính sách của chính phủ về kinh tế, tôn giáo, văn hóa ở miền Nam Thái Lan vẫn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nguyện vọng của những người theo Islam ở miền Nam Thái Lan. Từ đây, những người Islam ở miền Nam Thái Lan bất mãn, đứng lên đấu tranh để thành lập nhà nước cho riêng mình. Bên cạnh đó, các tổ chức Islam bên ngoài cũng trợ giúp và tác động đến khiến hoạt động đấu tranh ly khai ở miền Nam Thái Lan thêm dai dẳng.      Tình hình này đặt ra yêu cầu đặt ra cho chính phủ Thái Lan là phải đưa ra các chính sách và biện pháp phù hợp hơn nhằm làm giảm sự bất mãn của người những người theo Islam, giảm thiểu các cuộc tấn công xả súng và dần dần chấm dứt phong trào ly khai, thống nhất đất nước. Bài nghiên cứu đã phân tích các biện pháp giải quyết, chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế và đề xuất các giải pháp và bài học kinh nghiệm cho Thái Lan.

Việc chấm dứt phong trào li khai ở các nước Đông Nam Á nói chung và miền Nam Thái Lan nói riêng cần phải có thời gian lâu dài, có các biện pháp phù hợp và phải biết đoàn kết các nước trong khu vực để cùng nhau bảo vệ nền hòa bình của khu vực, của thế giới.

Tác giả: Nguyễn Diệu Hoa - K58 Thái Lan học

Bình luận

thong
25/02/2017 9:04:29 SA

mình rất muốn tham khảo về bài báo cáo này. chúng ta có thể trao đổi với nhau về vấn đề này không. bạn có thể nt qua email. hoặc số điện thoại 01655500011

Bình luận của bạn