banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Giới thiệu ngành đào tạo mới thuộc khoa Đông phương học: Đông Nam Á học 



Giới thiệu ngành đào tạo mới thuộc khoa Đông phương học: Đông Nam Á học 
Hiện nay, khoa Đông Phương học có 2 ngành đào tạo bậc cử nhân: cử nhân Đông Phương học và cử nhân Đông Nam Á học (ĐNA học). Hai ngành này là khác nhau về mã ngành, về bằng tốt nghiệp. ĐNA học giờ không phải là một chuyên ngành thuộc Đông phương học, mà là một ngành riêng, sinh viên phải đăng kí khi tham dự kỳ thi đại học quốc gia.

ĐÔI NÉT VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 

Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí đ

Ngày nay, Đông Nam Á là khu vực kinh tế phát triển hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Nhiều nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã lọt vào top các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu, như Philippines hay Việt Nam, với tốc độ hơn 6% mỗi năm. Với dân số hơn 620 triệu người và GDP 2.600 tỷ USD, tiềm năng đầu tư vào đây được đánh giá rất lớn. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự báo đến năm 2020, khu vực này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.

Hiểu biết về lịch sử - văn hóa cũng như những kiến thức chung về Đông Nam Á là động lực quan trọng nhất của của sự phát triển một nước hay một khu vực. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn, đạt được nhiều thành tựu mới. Trong tương lai không xa, Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, một khu vực phát triển, thịnh vượng của thế giới.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Đào tạo cử nhân chuyên ngành Đông Nam Á học có kiến thức chung về khoa học xã hội & nhân văn và Đông phương học, có kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và cập nhật về Đông Nam Á, bao gồm những vấn đề lịch sử và hiện đại, những vấn đề chung như lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá… của khu vực, các quan hệ quốc tế của khu vực, về tổ chức ASEAN và những vấn đề liên quan đến Việt Nam. 
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng được tiếng Anh và một ngôn ngữ khu vực như tiếng Thái Lan, Tiếng Malay (Ngôn ngữ quốc gia của Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore); Đồng thời nắm được phương pháp nghiên cứu khu vực học và kĩ năng giao tiếp quốc tế.

KHỐI KIẾN THỨC NGOẠI NGỮ VÀ CHUYÊN MÔN 

-    Sử dụng thành thạo tiếng Anh 
-    Có kiến thức toàn diện, hệ thống, hiện đại về khối ASEAN và các quốc gia ASEAN
-    Những “mảng” kiến thức chủ yếu gồm: 
+ Lịch sử, Văn hóa khu vực Đông Nam Á và các quốc gia ASEAN
+ Kinh tế, xã hội, luật pháp, thể chế chính trị các quốc gia ASEAN
+ Du lịch các quốc gia ASEAN
+ Báo chí truyền thông ASEAN
+ Tiếng bản địa cơ sở (Chọn tiếng Thái hoặc tiếng Indonesia)
+ Các kiến thức bổ trợ liên quan đến Nhập môn năng lực thông tin, Thực hành văn bản tiếng Việt, Nhập môn Quan hệ quốc tế, Nhập môn quản trị văn phòng, Nghiệp vụ báo chí, v.v.

CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Cử nhân Đông Nam Á học có thể làm việc tại những địa chỉ như sau:
-    Các Đại sứ quán của các nước ASEAN tại Việt Nam 
-    Các tổ chức quốc tế (UNDP, UNESCO, …), các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam
-    Bộ Ngoại giao (Vụ Đông Nam Á, Học viện Ngoại giao, các Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước ASEAN, …)
-    Bộ Công an, Bộ Quốc phòng 
-    Các Vụ Hợp tác Quốc tế của các Bộ, ngành ở Việt Nam 
-    Các Công ty Du lịch của nước ngoài (Đặc biệt là của các nước thuộc khối ASEAN) và của Việt Nam
-    Các trường đại học có các môn dạy về ASEAN, về văn hóa Đông Nam Á, …
-    Các viện nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Kinh tế, chính trị thế giới, v.v.)
-    Các Đài phát thanh, Truyền hình, các hãng Thông tấn, Báo chí, v.v.liên quan đến ASEAN
-    Các doanh nghiệp, công ty xuyên quốc gia ở các nước ASEAN.
-    Các công ty, tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam

Theo ĐPH  

Bình luận

Thúy
08/04/2018 9:25:22 SA

Mn cho e hỏi vs ạ Ngành đna học bắt buộc phải tiéng anh ạ Ko đc học ngôn ngữ khác thay thé ạ

Bình luận của bạn