banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TTLA: Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977 – 2016



TTLA: Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977 – 2016
Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Lê Dạ Hương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 17/01/1988                                                  

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ (văn bản 3122/QĐ-XHNV năm 2017), gia hạn thời gian học tập (văn bản gia hạn số 76/QĐ-XHNV và 167/ QĐ-XHNV năm 2016) của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

7. Tên đề tài luận án: Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977 – 2016

8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học                      Mã số: 62.31.50.10

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Khắc Nam, TS. Phạm Thị Thu Giang

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã trình bày những cơ sở lý thuyết của ngoại giao văn hóa Nhật Bản nói chung, những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á nói riêng.

- Luận án đã tổng hợp quá trình hình thành và phát triển, các hình thức, tổ chức, kinh phí, mục tiêu và nội dung chính của chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản.

- Luận án đã trình bày mục tiêu và nội dung triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á qua hai giai đoạn lớn 1977 – 2001 và 2001 – 2016, từ đó rút ra những đặc điểm của hai giai đoạn, so sánh hai giai đoạn để thấy được sự chuyển biến trong chính sách, đánh giá những ưu – nhược điểm của ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại Đông Nam Á.

- Luận án tổng hợp các kết quả điều tra dư luận xã hội các nước Đông Nam Á, từ đó đánh giá được tiếp nhận từ phía người dân Đông Nam Á đối với ngoại giao văn hóa Nhật Bản.

- Từ tình hình chính trị thế giới, mục tiêu của chính phủ Nhật Bản và nhu cầu của người dân Đông Nam Á, luận án suy luận về triển vọng của ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại khu vực này trong tương lai.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quan tâm đến ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại Đông Nam Á.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Lê Dạ Hương (2014), “Ngoại giao văn hóa Nhật Bản - Tiếp cận từ góc độ lịch sử”, Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu khoa học dành cho các cán bộ trẻ, NCS và học viên cao học trường ĐHKHXH&NV, tr.592-608.

- Pham Quang Minh - Pham Le Da Huong (2014), “Vietnam-Japan Relations in the New Context of Regionaland World Politics”,  Kyoto Sangyo University, tr.81-87.

- Phạm Lê Dạ Hương (2016), “Sự hình thành chính sách giao lưu văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á: Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến sự ra đời của chủ nghĩa Fukuda 1977”, Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu khoa học dành cho các cán bộ trẻ, NCS và học viên cao học trường ĐHKHXH&NV, tr.124-133.

- Phạm Lê Dạ Hương (2017), “Thực trạng hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Đông Nam Á giai đoạn 2013 – 2016”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 3  (2b), tr. 244-251.

- Phạm Lê Dạ Hương (2018), “Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á cuối thập niên 80 của thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,  (1-214), tr. 61-68.

Bình luận của bạn