banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


[Báo cáo NCKHSV] Nguồn gốc lễ hội Tenjin (Osaka) nhìn từ nhân vật Sugawara Michizane và tín ngưỡng Goryo
Lễ hội Tenjin ở Osaka là một trong ba lễ hội hàng đầu Nhật Bản, cùng với Gion Matsuri ở Kyoto và Kanda Matsuri ở Tokyo. Tenjin (Tenjin Matsuri) được bắt đầu từ thế kỷ thứ 10 và duy trì cho đến ngày nay. Lễ hội diễn ra từ ngày 24 đến 25/7 hàng năm, các sự kiện chínhđược tổ chức vào ngày 25, bao gồm một lễ rước trên bờ và trên sông cùng với màn pháo hoa đặc sắc.

[Báo cáo NCKHSV] Tìm hiểu Furoshiki trong nghệ thuật gói quà Nhật Bản
Trong quan niệm của người Nhật, gói đồ là một công việc quan trọng. Bên cạnh kỹ thuật, hình thức gói cũng được quan tâm đặc biệt. Furoshiki là quả thực là một nghệ thuật bởi việc biến một chiếc khăn giản dị, tưởng như không có gì đặc biệt trở thành một phong cách gói quà rất Nhật Bản với nhiều kỹ thuật khác nhau.

[Báo cáo NCKHSV] Chính sách Thần Phật phân ly thời Minh Trị
Bài nghiên cứu khoa học này tập trung phân tích và làm rõ chính sách Thần – Phật phân ly (Shinbutsubunri-rei) ban hành từ tháng 3 đến tháng 4 năm Keio (Khánh Ứng) đồng thời là năm Minh Trị thứ nhất 1868. Nội dung chủ yếu nói về mục đích, nội dung, kết quả thực hiện và ảnh hưởng của nó đến bức tranh tôn giáo Nhật Bản về sau.

[Báo cáo NCKHSV] Geisa trong xã hội Nhật Bản hiện đại
Geisha được hiểu đơn giản là những người làm nghệ thuật bằng tài năng của mình để giúp vui cho khách. Nghề Geisha được biết đến rộng rãi từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai và phát triển mạnh mẽ nhất ở thập niên 20 của thế kỉ XX.

[Báo cáo NCKHSV] Hiện trạng hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản từ năm 1990 đến 2013
Hiện nay, khoa học kết luận rằng người đồng tính là người bị hấp dẫn về tình cảm và tình dục với những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Trong tiếng Anh “ Gay” chỉ người đồng tính nam, “ Lesbian” là chỉ người đồng tính nữ. Đồng tính không phải là bệnh, rối loạn tâm lý hay vấn đề cảm xúc.

[Báo cáo NCKHSV] Đóng góp của Minamoto Yoshitsune trong việc thành lập Mạc phủ Kamakura
Bối cảnh lịch sử khi Minamoto Yoshitsune đời đó là giai đoạn chính biến Hogen và chính biến Heiji, giai đoạn này chứng kiến những bước phát triển của tầng lớp vũ sĩ, điều này được phản ánh rõ nét qua hai dòng họ Minamoto và Taira, họ đều là những quý tộc thất thế, để khôi phục lại quyền lực của mình hai dòng họ trở thành vũ sĩ phục vụ cho triều đình.

[Báo cáo NCKHSV] Tìm hiểu về lễ hội Gion Nhật Bản
Lễ hội Gion – một trong ba lễ hội lớn nhất Nhật Bản ra đời tại cố đô Kyoto với hơn 1100 năm lịch sử. Năm 869, tại Kyoto xảy ra trận đại dịch khiến cho nhiều người bị bệnh và tử vong. . Để cầu mong các vị thần linh sẽ xua đuổi dịch bệnh và đem lại cuộc sống yên bình cho dân chúng, Thiên hoàng Seiwa đã cho dựng 66 mũi kích tại Shinsenen, rước kiệu Mikoshi từ đền Yasaka và tiến hành nghi thức Goryoe.

[Báo cáo NCKHSV] Vai trò của tàu điện đối với kinh tế - xã hội Nhật Bản
Nhật Bản là quốc đảo dài, hẹp và có nhiều núi; thường xuyên xảy ra các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa…, điều kiện tự nhiên khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt cố định, chạy dọc dài trên cả nước. Tuy vậy, với việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại, mà Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông công cộng, trong đó phải kể đến đường sắt.

[Báo cáo NCKHSV] Tinh thần Shinsengumi cuối Mạc phủ Tokugawa
Sau một thời gian dài chiến loạn, bước vào thời kì Edo, Nhật Bản dưới sự thống trị của Mạc Phủ Tokugawa đã ổn định chính trị, kinh tế đã có sự biến chuyển rõ rệt. Đầu thế kỷ thứ 19, chính trị Nhật Bản rơi vào trạng thái bất ổn.Trước sức ép từ bên ngoài và bên trong cộng thêm an ninh bất ổn, Mạc Phủ cho thành lập lực lượng cảnh sát trị an Kyoto.

[Báo cáo NCKHSV] Qúa trình thay đổi vị thế của người phụ nữ trong gia đình Nhật Bản giai đoạn từ thời kỳ Minh Trị đến sau chiến tranh thế giới thứ II
Đề tài nghiên cứu sự thay đổi vai trò của người phụ nữ Nhật Bản từ diai đoạn từ thời Minh Trị đến sau thế chiến thứ hai bởi đây là giai đoạn xã hội Nhật Bản có sự thay đổi mạnh mẽ: xóa bỏ chế độ Mạc phủ, định hướng tư bản chủ nghĩa; sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai; sự định hướng và hình thành xã hội dân chủ, phát triển kinh tế.