Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh
08/04/2016

Văn học cận đại Đông Á – từ góc nhìn so sánh quy tụ hàng mấy chục nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan và của Việt Nam để trình bày quá trình hiện đại hóa văn học của các nước Đông Á, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nước, giới thiệu những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho văn học cận đại mỗi nước: Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính… của Việt Nam; Fukuzawa Yukichi, Shimazaki Toson, Futabatei Shimei, Tanizaki Junichiro, Kawabata Yasunari…của Nhật Bản; Hồ Thích, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Lý Kim Phát, Đới Vọng Thư, Từ Chí Ma, Băng Tâm… của Trung Quốc; Han Yong-un, Kim So-wol, Yi Kwang-su, nhóm Cửu Nhân Hội… của Hàn Quốc. Có thể nói chưa bao giờ văn học cận đại Đông Á lại được bàn luận kỹ lưỡng và tập trung như thế. Việc nghiên cứu, giới thiệu thơ mới, tiểu thuyết mới, kịch mới, phê bình văn học mới của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên - Hàn Quốc thực sự đã tiến lên một bước quan trọng.
Mục lục:
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Văn học cận đại Nhật Bản
- Chương 3: Văn học cận đại Trung Quốc
- Chương 4: Văn học cận đại Hàn Quốc
- Chương 5: Văn học cận đại Việt Nam
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Kinh tế Trung Quốc - Những rủi ro trung hạn
Dẫn nhập Lịch sử tư tưởng Hàn Quốc
Giáo trình Phong tục tập quán Ấn Độ
Lý luận nền văn minh Đông Á (sách dịch)
Đại cương lịch sử mỹ học Trung Quốc
Tin bài khác
Học từ sách vở, học từ cuộc đời
Chung tay hỗ trợ Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19
Thông báo tuyển sinh đào tạo Sau đại học - Khoa Đông phương học
Thông báo mở lớp bổ sung kiến thức
Sơ khảo thi nói tiếng Hàn - Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2021
Tọa đàm trực tuyến: Các vấn đề và sự thích nghi của DN Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam
Đội bóng đá Khoa Đông phương học