Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế - Lịch sử và vấn đề"
29/04/2016

Tác giả đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về quan hệ đối ngoại của Việt Nam, mối liên hệ giữa Việt Nam và thế giới, giữa cách mạng Việt Nam với các lực lượng bên ngoài, bao gồm cả đồng minh và đối thủ. Nội dung phân tích các cuộc đàm phán ngoại giao ở Hà Nội, Geneva và Paris; các mối quan hệ tam giác Việt – Pháp – Hoa năm 1946, Việt – Trung – Xô năm 1950 – 1975, vị thế của Việt Nam trong cục diện tam giác Mỹ - Trung - Xô năm 1954 – 1975 và năm 1975 - 1991. Cuốn sách dành nhiều trang viết về đường lối hội nhập quốc tế của Việt Nam, mối quan hệ song phương và đa phương, đặc biệt là quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – ASEAN, giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Phần cuối nêu lên một số kinh nghiệm đối ngoại, những chặng đường hội nhập quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử văn minh nhân loại.
Đây là cuốn sách chuyên khảo phục vụ hữu ích việc học tập, nghiên cứu thuộc các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử, Khoa học chính trị và nhiều ngành học khác, xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người quan tâm lĩnh vực này.
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX
Thể thơ mới Hàn Quốc & thơ mới Việt Nam (một vài so sánh)
Khái niệm văn hóa văn minh & Văn hóa truyền thống Hàn
Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông
Lịch sử tôn giáo Nhật Bản (sách dịch)
“Nguyễn Quốc Hùng với thế kỷ XX”
Cuộc cách mạng 10 ngày làm rung chuyển thế giới – Những giá trị xuyên thế kỷ
Tin bài khác
THÔNG BÁO THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ WEBSITE
Tuyên truyền về biển, đảo cho sinh viên Khoa Đông phương học
Tổng kết Hội nghị cựu sinh viên Khoa Đông phương học năm 2022
Dấu ấn Khoa Đông phương học trong nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2021-2022
Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp #5
Nhà tù Hỏa Lò - Nơi khắc ghi dấu tích lịch sử "dã man" của thực dân Pháp