banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Một số biểu hiện khác biệt trong giao tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt



[Báo cáo NCKHSV] Một số biểu hiện khác biệt trong giao tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt
Nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc, thông qua tài liệu học tập chủ yếu là các giáo trình dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài và quá trình trải nghiệm cùng các bạn Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam, tiếp nối ý tưởng của các công trình nghiên cứu chuyên sâu về kính ngữ của nhà nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam,

chúng tôi tiến hành so sánh hai mảng nội dung chính trong bài nghiên cứu khoa học này. Một là Một số đặc điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hàn trên cơ sở so sánh về ngữ âm, ý nghĩa từ vựng, hình thái câu và chức năng ngữ dụng học. Hai là Sự khác biệt trong giao tiếp giữa tiếng Hàn và tiếng Việt, nội dung phần này chủ yếu đi sâu vào phân tích ý nghĩa các câu nói khác biệt trong những tình huống cụ thể như các câu chào hỏi thông thường, cách nhờ vả, xin lỗi, cách nói chuyện điện thoại và đặc biệt chú trọng vào thay đổi các xưng hô sau khi kết hôn giữa người Việt và người Hàn.
Những điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hàn. Về mặt ngữ âm thì đặc trưng của tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, các âm từ tồn tại độc lập không có sự biến đổi tại từ khi thay đổi vị trí kiểu câu. Còn tiếng Hàn là lọai hình ngôn ngữ chắp dính các âm từ có sự liên kết với nhau trong phát âm, có sự luyến âm, phụ âm cuối âm này làm âm mở đầu của âm kế tiếp.Về mặt hình thái thì vai trò của các thành phần câu được xác định bằng vị trí của từ trong câu và ý nghĩa của câu. Nhưng trong tiếng Hàn thì xác đinh không phụ thuộc vào vị trí của từ trong câu mà phụ thuộc vào hệ thống tiểu từ gắn vào sau từ. Đặc biệt cấu trúc của câu trong tiếng Việt đi theo cấu trúc chủ ngữ + vị ngữ + tân ngữ, loại câu được xác định bằng nghĩa của câu và dấu câu. Tuy nhiên trong tiếng Hàn thì xác định kiểu câu phụ thuộc vào hệ thống đuôi câu thể hiện sắc thái của câu và ngữ điệu của câu lên giọng là câu hỏi xuống giọng là câu trân thuật. Đặc tiệt trong tiếng Hàn có sự phân biệt đối tượng đề cập đến kính trọng thông qua hệ thống tiểu từ xác định, đuôi câu kính trọng và một số biến thể đổi từ phù hợp. Trong tiếng Việt không có nội dung này.
Về sự khác biệt trong giao tiếp giữa tiếng Hàn và tiếng Việt, do đặc trưng về văn hóa cũng như yếu tố lịch sử nên tiếng Việt và tiếng Hàn có nhiều câu nói khác nhau, nhưng do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi tiến hành so sánh một số trường hợp nhất định. Trong câu chào hỏi thông thường thì đặc trưng là chú trọng vào tính an toàn trong đời sống, trong cách nói xin lỗi cũng như cách nhờ vả cũng có những quy định khác nhau tùy hoàn cảnh. Trong tình huống tại giao tiếp ở nhà hàng hay khi ăn những câu nói có hàm nghĩa đặc biệt như "금강산도 식후경이라" (금강산là núi kim cương). Câu này có nghĩa là “Dù thăm núi Kim cương cũng phải sau khi ăn”, hàm ý là “có thực mới vực được đạo” hay trong tình huống gọi điện thoại khi kết thúc cuộc gọi mọi người thường nói câu “들어가세요” với ý nghĩa “Bác/ anh/ chị về cẩn thận nhé!”
  Đặc biệt trong tiếng Việt và tiếng Hàn có sự thay đổi cách xưng hô sau khi kết hôn. Có thể nói ở cả Việt Nam và Hàn quốc, việc thay đổi cách xưng hô vô cùng phức tạp nhưng nếu hiểu rõ những vấn đề này thì sẽ tránh được các hiểu lầm giao tiếp không đáng có.

SV. Đinh Thị Thu Hiền
SV. Nguyễn Thanh Huyền
SV. Nguyễn Thị Hợp
K57 Bộ môn Hàn Quốc học 


               

Bình luận của bạn