Thúc đẩy quan hệ khoa học và công nghệ với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
14/05/2016

Tham dự buổi tiếp đón, về phía Trường ĐHKHXH&NV có GS. TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường), GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh (Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường – Viện trưởng Viện Chính sách & Quản lý), TS. Đào Thanh Trường (Viện phó Viện Chính sách & Quản lý), ThS. Lương Ngọc Vinh (Phó trưởng Phòng Hợp tác và Phát triển); về phía đoàn công tác của Bộ KH&CN Lào có đồng chí Sakhone Chaleunvong (Thứ trưởng Bộ KH&CN Lào), đồng chí Phimpha Outthachack (Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Hợp tác, Bộ KH&CN Lào), đồng chí Somchit Paseutsak (Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN Lào) cùng một số quan chức, cán bộ thuộc Bộ KH&CN Lào.
Thay mặt Ban lãnh đạo Trường ĐHKHXH&NV, GS. TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường) đã giới thiệu ngắn gọn về Trường ĐHKHXH&NV cho đoàn công tác của Bộ KH&CN Lào. Trường là thành viên trụ cột của Đại học Quốc gia Hà Nội, có 16 khoa, 12 trung tâm nghiên cứu, 01 viện nghiên cứu và 01 bảo tàng. Đặc biệt, Viện Chính sách và Quản lý của Trường là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và tư vấn chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Viện đã triển khai các dự án Hợp tác với Viện Rosa Luxemburg; tổ chức hơn 24 khóa tập huấn về kỹ năng phân tích hoạch định chính sách tại các địa phương và các khóa tập huấn thường niên về kỹ năng phân tích, hoạch định, thẩm định chính sách cho cán bộ của văn phòng Quốc Hội; ký thỏa thuận hợp tác với rất nhiều đối tác trong nước như Viện Nghiên cứu Lập pháp (thuộc UB Thường vụ Quốc hội).. và nước ngoài như Đại học Lund (Thụy Điển); Đại học Potsdam, Đại học Greifwald, Đại học Munich (CHLB Đức). Trong giai đoạn 2014 - 2016, Viện chủ trì thực hiện 5 đề tài cấp Nhà nước và 2 đề tài cấp tỉnh, thực hiện 2 dự án quốc tế với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg – Cộng hòa liên bang Đức.
Thay mặt Viện Chính sách và Quản lý, GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh (Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường – Viện trưởng Viện Chính sách & Quản lý) đã đưa ra một số đề xuất hợp tác giữa Trường ĐHKHX&NV, Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ KH&CN Lào. Trong lĩnh vực đào tạo, Viện Chính sách và Quản lý đề xuất sẽ phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng năng lực đại biểu dân cử Lào tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực phân tích, đánh giá chính sách cho các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành của Lào. Trong lĩnh vực nghiên cứu, Viện Chính sách và Quản lý mong muốn ký kết một Nghị định tư về quản lý KH&CN với một cơ quan đầu mối tại Lào nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả quản lý KH&CN tại Việt Nam và Lào hiện nay. Cụ thể, hai bên sẽ đồng tổ chức các hội thảo quốc tế để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa hai nước trong hoạt động quản lý KH&CN. Ngoài ra, GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh hy vọng Bộ KH&CN Lào sẽ tiếp tục tin tưởng và gửi sinh viên, học viên Lào tới Trường nghiên cứu và học tập.
Thay mặt đoàn công tác của Bộ KH&CN Lào, đồng chí Sakhone Chaleunvong gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự đón tiếp nhiệt tình của Trường. Đồng chí cũng hoan nghênh và ủng hộ những đề xuất của GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh và cho biết sẽ sớm thông báo cho các bộ, ban, ngành liên quan của chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để sớm triển khai các đề xuất nói trên. Đồng chí cho biết, Bộ KH&CN Lào cũng như chính phủ Lào rất quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của đất nước và sẵn sàng đón nhận những cơ hội để tăng cường nguồn nhân lực KH&CN hiện nay. Do vậy, đồng chí tin rằng với vị thế và năng lực của Trường ĐHKHXH&NV trong việc đào tạo nguồn nhân lực về quản lý KH&CN, Trường có thể đảm nhận tốt vai trò này. Điều này được chứng minh qua việc trong số 50 sinh viên, học viên Lào học tập tại Trường, có 2 học viên thuộc Bộ KH&CN Lào đang theo học chương trình thạc sĩ về Quản lý KH&CN do Khoa Khoa học Quản lý của Trường tổ chức.
Sau khi kết thúc buổi làm việc, GS. TS Nguyễn Văn Kim đã mời đồng chí Sakhone Chaleunvong và đoàn công tác Bộ KH&CN Lào tham quan một số viện và cơ quan nghiên cứu tại Trường như Viện Chính sách và Quản lý, Bảo tàng Nhân học.
(Theo Ussh)
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Đại học Hanyang Cyber (Hàn Quốc)
Tầm quan trọng của sự đổi mới, sáng tạo và hợp tác Việt - Mỹ
Khoa Đông phương học phối hợp với ĐSQ Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh
Triển lãm ảnh về Kiến trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ - TS. B.R. Ambedkar
Hướng đi mới cho ngành Iran học tại Việt Nam
Phát biểu của Bà Preeti Saran, Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tại VNU-USSH, Hà Nội
Nói chuyện chuyên đề "Văn học Ba Tư, Saadi và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam-Iran"
Chương trình hỗ trợ nghiên cứu Nhật Bản Zensho
Khai trương Phòng Thái Lan học
Tiếp đón Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam
Tin bài khác
THÔNG BÁO THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ WEBSITE
Tuyên truyền về biển, đảo cho sinh viên Khoa Đông phương học
Tổng kết Hội nghị cựu sinh viên Khoa Đông phương học năm 2022
Dấu ấn Khoa Đông phương học trong nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2021-2022
Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp #5
Nhà tù Hỏa Lò - Nơi khắc ghi dấu tích lịch sử "dã man" của thực dân Pháp