banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Tóm tắt báo cáo] Biểu tượng mặt trời và đền thờ mặt trời Konark ở Ấn Độ



[Tóm tắt báo cáo] Biểu tượng mặt trời và đền thờ mặt trời Konark ở Ấn Độ
Báo cáo khoa học "Biểu tượng mặt trời và đền thờ mặt trời Konark ở Ấn Độ" được sinh viên Đỗ Thị Chang - K58 Ấn Độ học thực hiện và được trình bày tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên bộ môn Ấn Độ - khoa Đông phương học năm 2016.

1. Thần mặt trời Surya trong văn hóa người Ấn Độ

Thần mặt trời là một vị thần quan trọng bậc nhất trong các vị thần trên thế giới và được tôn thờ ở nhiều nơi, trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Theo thần thoại của Ấn Độ, thần Surya chủ trì về ánh sáng là minh trí của tất cả các sinh vật, biểu thị bằng 12 nguyên lý tối cao và là nguyên nhân cũng như cứu cánh của tất cả những gì xuất hiện trong quá khứ, hiện tại và vị lai. 

Surya (Devanagari: सूर्य, sūrya) là vị thần chính, thần Mặt Trời, một trong ba ngôi tối linh (Adityas). Thần Surya có khoảng 108 tên gọi khác nhau. Thần Surya có khoảng 108 tên gọi khác nhau. Những Shaivites (thờ thần Shiva) và Vaishnavas (thờ thần Vishnu) thường đề cập đến Surya như là một hiện thân của Shiva và Vishnu.

Ông có mái tóc và cánh tay màu vàng ròng. Vị thần này thường được mô tả ngự trên một cỗ xe do bảy con ngựa kéo. Bảy con ngựa này tượng trưng cho 7 sắc cầu vồng hay còn gọi là bảy Luân xa.

2. Thần mặt trời Surya trong thần thoại của Hinđu giáo

Trong Ramayana và Mahabharata

Trong Ramayana, Surya được cho là cha của vua Sugriva, một trong những người đã giúp Rama đánh bại quỷ dữ Ravana. Ông đào tạo Hanuman để dẫn đầu các Vanara Sena và quân đội khỉ. Điều thú vị là, chính chúa Rama được coi là hậu duệ của thần Surya – Suryavanshi trong triều đại của Suryavanshas.

Trong Mahabharata, Surya mang ý nghĩa to lớn. Theo sử thi này, thần Surya đã hóa giải câu thần chú của Kunti, giúp nàng vẫn giữ được sự trinh tiết của mình.

- Trong Rig Veda

Có 10 thánh ca nói về thần Surya. Có lúc thần rất oai hùng, có lúc lại rất hiền hòa. Đôi lúc thần giận dữ, hiếu chiến nhưng có lúc lại bé bỏng hồn nhiên như trẻ thơ. Thần Surya được miêu tả như một vị thần đa tính cách và luôn làm điều thiện. Thần trở thành chủ đề cho những bài thơ và hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Ấn Độ

3. Một số đền thờ thần Surya ở Ấn Độ

Các đền thờ nằm rải rác ở trên toàn Ấn Độ với những niên đại và kiến trúc khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh, thể hiện niềm tin của người dân với thần mặt trời.

  • Đền mặt trời Multan

  • Đền Biranchi Narayan, Buguda

Nằm ở thị trấn Buguda ở Orissa, là ngôi đền thờ thần Surya lần thứ 2  sau đền Konark bởi vua Srikara Bhanjaveda vào năm 1790.

  • Đền thờ mặt trời ở Modhera:  Đây là ngôi đền quan trọng nhất trong số các ngôi đền thờ thần mặt trời ở Gujarat, dành riêng cho những người Hinđu giáo, được xây dựng vào năm 1026 sau Công Nguyên bởi vua Bhimdev triều đại Solanki. Ngôi đền có kiến trúc độc đáo, gồm ba phần riêng biệt: Surya Kund, Sabha Mandap và Guda Mandap. Nghệ thuật truyền thống Ấn Độ nổi tiếng với các họa tiết erotic để thể hiện rõ tín ngưỡng phồn thực.

  • Đền mặt trời Martand: Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 8, trong khoảng thời gian 725-756, pha trộn với kiến trúc của Gandharan, Gupta, Trung Quốc, Roman, Syria-Byzantinevà Hy Lạp.

  • Đền mặt trời Konark: Là đền thờ  thần mặt trời lớn nhất của Ấn Độ, được xây dựng vào thế kỷ 13. Đền thờ được xây dựng theo hình dạng của một chiếc xe khổng lồ với bánh xe, cột trụ và các bức tường làm từ đá được chạm khắc rất tinh xảo. một phần của kiên trúc này hiện đã bị phá hủy, tuy nhiên, vẻ đẹp của đền thì vẫn còn như nguyên vẹn. Năm 1984, đền thờ đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới, nằm trong Danh sách Bảy kỳ quan tại Ấn Độ của tờ báo Times.

4. Các lễ hội thờ thần mặt trời

Để tỏ lòng thành kính và cầu mong điều tốt lành với thần mặt trời, người dân Ấn Độ cũng tổ chức nhiều lễ hội với nhiều tên gọi khác nhau.

  • Lễ hội Makar Sankranti: Có ngày cố định do nó dựa theo lịch mặt trời. Tuy nhiên, do các cuộc cải cách, cứ 80 năm, ngày  lễ hội sẽ bị lùi lại một ngày. Makar Sankranti được tổ chức vào ngày 14 tháng 1 hàng năm. Từ năm 2050, dự đoán lễ hội sẽ rơi vào ngày 15. Hoạt động chính là thả diều và ngâm mình dưới sông để cầu nguyện.

  • Lễ hội Chhath Puja: Trong suốt bốn ngày diễn ra lễ hội, những tín đồ Hindu giáo, thường là những người phụ nữ vừa tắm mình trong dòng nước, vừa cầu xin mặt trời tỏa sáng, cho sự no ấm của người dân Ấn Độ.

  • Lễ hội Samba Dashami: Lễ hội này ra đời dựa theo truyền thuyết về việc con trai thần Krishna là Samba được thần mặt trời Surya chữa khỏi bệnh.

  • Lễ hội Ratha Saptami: Ratha Saptami là một trong những lễ hội cầu may của đạo Hindu, chủ yếu  dành cho người Hinđu cư trú ở bang Goa

5. Biểu tượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày của người dân Ấn Độ

Surya Namaskar: Surya Namaskar ( Sun Salutation) là một trong những hình thức để tôn vinh thần mặt trời Surya. Trong tiếng Phạn Namaskar bắt nguồn từ NAMA, có nghĩa là "cúi đầu". Bản chất của nó có nghĩa là “sự thiêng liêng trong tôi, tôn vinh Thiên Chúa trong bạn”, bắt đầu và kết thúc với việc để tay chạm tới trái tim. Lợi ích: đem lại sức khỏe tốt, vẻ đẹp duyên dáng trong điệu bộ và khả năng sống trường thọ.

Tác giả: Đỗ Thị Chang - K58 Ấn Độ học

Bình luận của bạn