banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Tóm tắt báo cáo] Sự khác biệt trong cách thức thôi nôi giữa người Hàn Quốc và người Việt Nam



[Tóm tắt báo cáo] Sự khác biệt trong cách thức thôi nôi giữa người Hàn Quốc và người Việt Nam
Báo cáo khoa học "Sự khác biệt trong cách thức thôi nôi giữa người Hàn Quốc và người Việt Nam" được thực hiện bởi sinh viên Bùi Thị Thùy Linh - K58 Hàn Quốc học trong năm 2016

Bên cạnh lễ cúng đầy tháng thì lễ cúng thôi nôi là lễ quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của trẻ nhỏ mà cha mẹ cần phải làm, là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người, một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới , thế hệ mới. Không chỉ là một lễ cúng báo với các vị thần, tổ tiên rằng đứa trẻ đã được 1 tuổi mà lễ cúng thôi nôi còn góp phần chứng tỏ với mọi người trẻ đã bắt đầu lớn, bắt đầu có thể tự hoạt động không cần sự hỗ trợ quá lớn từ mẹ nữa, là một thực thể thực sự tồn tại trong cộng đồng. Về phương diện nhận thức hiện đại thì đây là dịp kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của đứa bé.

Thôi nôi: Từ thôi trong dân gian có nghĩa là dừng lại, bỏ đi và từ nôi là cái nôi, cái giường nhỏ để đong đưa trẻ chưa tròn năm, vì vậy cụm từ thôi nôi có nghĩa là bỏ cái nôi, không nằm trong giường nhỏ bé nữa mà chuyển sang nằm giường lớn. Và cũng như người Việt Nam  , người Hàn Quốc đã đặt dấu ấn độc đáo của mình bằng lễ thôi nôi. Vì vậy tôi muốn nghiên cứu về sự khác biệt trong cách thức thôi nôi giữa người Việt Nam và Hàn Quốc .

 

CHƯƠNG 1. Khái quát chung lễ thôi nôi của Hàn Quốc và Việt Nam.

1.1. Nguồn gốc của lễ thôi nôi.

1.2.Tầm quan trọng lễ thôi nôi từ truyền thống đến hiện đại, sự quan trọng lễ thôi nôi đối với trẻ. 1.3.Lý do sự khác biệt trong lễ thôi nôi.

CHƯƠNG 2. Sự khác biệt cách thức thực hiện lễ thôi nôi.

2.1. Thờ thần.

Người Hàn không có lễ cáo gia tiên mà chỉ cúng mụ. . Ở người Hàn, . trong ngày này, gia đình người Hàn lập bàn thờ cúng Tam Thần lần cuối cầu xin cho đứa bé dồi dào sức khỏe, sống phúc, lộc, thọ.

Người Việt trong ngày này thì làm lễ cúng gia tiên.

2.2. Dự đoán nghề nghiệp tương lai của bé.

Đối với người Hàn, . Thực phẩm không phải là thứ duy nhất được đặt trên bàn, ngoài ra người ta còn đặt, trên đó : Cung và tên, kim và sợi, táo tàu, cuốn sách, bút chì, bánh gạo, gạo hoặc tiền, thước kẻ, kim, kéo, con dao…để bé chọn.

Đối với người Việt Nam. , em bé sẽ được đưa đến một khay đồ vật gồm 12 món tượng trưng cho các nghề nghiệp của xã hội bao gồm công, nông, ngư, thương,… các vật dụng như: nắm xôi, cái lược, tập viết, sách, kéo, búa, bao tiền,điện thoại, vàng, đàn(đồ chơi), xe hơi(đồ chơi)…

2.3. Chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi

Người Hàn Quốc.  Một chén cơm trắng và một tô canh Mi yok, các loại bánh gạo hấp truyền thống , bánh dạng bán nguyệt có 5 màu mang ý nghĩa.

Người Việt Nam. Ngoài lễ vật chè – xôi, vịt luộc cúng Bà Mụ – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai thổ địa, thổ công, thổ chủ.

2.4. Sau khi kết thúc tiệc thôi nôi.   

Đối với người Hàn Quốc. Chia bánh Ttok cho hàng xóm láng giềng, gia đình, người thân và bạn bè cùng hưởng lễ với rượu vang, bánh bằng bột gaọ và những món đồ ăn ngon khác và sau đó là tặng quà cho đứa bé.

Đối với người Việt Nam. gia đình và khách mời có thể cùng vào bàn và tiệc tùng mừng cho dấu mốc quan trọng của cháu bé.

2.5. Trang phục thôi nôi cho bé.

Người Hàn. Em bé sẽ được mặc quần áo đầy màu sắc trang trí công phu, được gọi là dol-bok. Dol-bok được mặc khác nhau theo giới tính của đứa trẻ.

Người Việt Nam. Thông thường  bé gái mặc váy màu trắng hoặc màu hồng với đôi hài nhỏ, còn bé trai hầu hết áo màu trắng và quần zin màu đen, đi giầy .

2.6. Nghi thức khai hoa, cầu mong cho trẻ.

Đối với người Việt Nam. Bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp(có thể hoa khác)vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé  dạy những lời tốt đẹp.

Đối với người Hàn . Ăn ướt tốt, uống tốt sau khi ăn uống tốt cùng với sữa sẽ thổi phồng bé lên, chơi tốt, ngủ tốt. Có chứa sương một tên dài, tên ngắn theo sau bởi tuổi thọ Đại Tây Dương và khi mùa mưa tới nước sương như trăng lưỡi liềm

2.7. Cầu nguyện và khấn cúng.

Kito giáo Hàn Quốc cầu nguyện cho hai vị thần là Shanshin(thần núi) và Samshin(thần tổ mẫu). Những người từ Seoul sẽ cầu nguyện vào buổi sáng sớm ngày thôi nôi của đứa trẻ, còn lại các khu vực Hàn Quốc cầu nguyện vào đêm hôm trước.

Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và cách tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái), nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ lùi lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày, (Gái lùi 2, Trai lùi 1). Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Điểm tương đồng trong lễ thôi nôi Hàn Quốc và Việt Nam

Theo người Hàn và người Việt cạo trọc tóc sẽ loại bỏ tóc thai làm cho đứa trẻ mọc tóc mới dày và đen hơn.

CHƯƠNG 3. Sự biến đổi lễ thôi nôi theo thời gian.

Nói một cách khái quát, lễ thôi nôi góp phần tích cực vào việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, ngày nay trong quá trình hội nhập và phát triển nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian trong đó có lễ thôi nôi một nét đẹp của văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một hoặc biến dạng theo cơ chế thị trường.

CHƯƠNG 4 . Những lời chúc độc đáo, ý nghĩa lễ thôi nôi.

Những lời chúc độc đáo.

Lời chúc mang một ý nghĩa tốt lành từ tình cảm chân thành từ những người chúc đến người nhận, đó không chỉ  là tình yêu được gửi tới cho nhau mà còn là những mong ước tốt lành cho cuộc sống và gia đình..

Ý nghĩa cơ bản của lễ thôi nôi trước hết là nhằm tạ ơn tổ tiên, tạ ơn ông bà, cha mẹ, xóm giềng, những người đồng sự đã dày công vun đắp, chở che, giúp sức cho cá nhân được vẹn toàn, thành đạt trong cuộc sống.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tác giả: Bùi Thị Thùy Linh - K58 Hàn Quốc học

 

 

Bình luận của bạn