banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Toạ đàm “Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam và khu vực Đông Bắc Á: truyền thống và hiện đại”



Toạ đàm “Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam và khu vực Đông Bắc Á: truyền thống và hiện đại”
Tọa đàm trên diễn ra ngày 16/4 với nhiều báo cáo nghiên cứu hấp dẫn của sinh viên thuộc Khoa Đông phương học và Bộ môn Tôn giáo học. Sự kiện được tổ chức bởi CLB “Học tập và Nghiên cứu khoa học sinh viên” của Khoa Đông phương học.

Tham dự tọa đàm có sự hiện diện của các thầy cô và sinh viên của Khoa Đông phương học và Bộ môn Tôn giáo học. Buổi tọa đàm là hoạt động thường niên được tổ chức vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, giúp sinh viên các khoa có điều kiện thực hành nghiên cứu khoa học. 

Tọa đàm nhận được 6 báo cáo nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và có chất lượng tốt, thể hiện được góc nhìn riêng của sinh viên đối với vấn đề nghiên cứu. Các nghiên cứu đó là:

  • Báo cáo “Quan niệm của Nho Giáo về người phụ nữ thể hiện trong tục ngữ người Hàn Quốc” (sinh viên Đồng Thị Thu Hiền) đưa ra những góc nhìn mới về Nho giáo tại Hàn Quốc.
  • Báo cáo “Thực phẩm Halal trong cộng đồng Muslim hiện nay - Thực trạng và giải pháp” (sinh viên Đỗ Thị Chung) giúp người đọc hiểu hơn về ngành chế biến thực phẩm Halal.
  • Báo cáo “Tam giáo đồng nguyên trong lễ Vu Lan ở Trung Quốc” (sinh viên Nguyễn Văn Vũ) chỉ ra những đặc trưng của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo cùng với các tính chất tín ngưỡng dân gian thể hiện trong lễ Vu Lan tại Trung Quốc.
  • Báo cáo “Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ thành hoàng làng tại làng Vọng Nguyệt – Tam Giang – Yên Phong – Bắc Ninh” (sinh viên Ngô Quang Minh) được đánh giá cao về tính thực tiễn khi giúp người đọc có thêm nhận thức về các tín ngưỡng tôn giáo tại làng quê Việt Nam.
  • Báo cáo “Dấu ấn Phật giáo trong Mỹ thuật ở khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (qua khảo sát một số điểm di tích” (sinh viên Trần Đăng Khoa) tạo ra được tranh luận đa chiều về những đặc trưng của Phật giáo thể hiện trong lối kiến trúc và trang trí của khu di tích nhà Trần.  
  • Báo cáo “Tư tưởng đạo hiếu trong Nho giáo và ảnh hưởng đến nhân sinh quan của người Hàn Quốc” (sinh viên Trần Ngọc Tùng) đưa ra những nghiên cứu về sự chuyển biến của tư tưởng đạo “Hiếu” trong Nho giáo trên Bán đảo Hàn.

Những báo cáo được đánh giá cao trong buổi tọa đàm sẽ được gửi đi tham dự giải thưởng “Ngọn đuốc xanh” - Giải thưởng về nghiên cứu khoa học do Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên Trường phát động - trong thời gian tới.

 

 

 


  •  Hải Dương – Ngọc Trâm

Bình luận của bạn