banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Studying Vietnamese in two months - Học tiếng Việt trong 02 tháng (tái bản lần thứ 11 + Kèm CD-MP3)
Cuốn sách giới thiệu từ cơ bản đến nâng cao giúp người nước ngoài học tiếng Việt khám phá về một ngôn ngữ đầy sắc thái với những âm trầm, bổng, luyến láy... qua các chủ đề về xã hội, văn hoá, giải trí, ẩm thực... khác nhau. Người học sẽ được nghe đọc, học từ và học cấu trúc câu theo cách tự nhiên nhất. Nội dung sách trình bày dễ hiểu, phong phú để người học tiếp cận với ngôn ngữ tiếng Việt một cách hiệu quả nhất, áp dụng trong giao tiếp và làm việc hàng ngày.

“Khái luận văn hóa Trung Quốc” của học giả Vi Chính Thông
Cuốn sách “Khái luận văn hóa Trung Quốc” của học giả nổi tiếng Đài Loan Vi Chính Thông được xuất bản lần đầu tiên năm 1968 tại Đài Bắc. Trong khoảng thời gian 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên đến nay, cuốn sách đã nhiều lần được tái bản và nhận được sự yêu mến rộng rãi trong giới nghiên cứu và độc giả phổ thông ở cả Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Khái luận về kinh tế - chính trị Hàn Quốc
Năm 2013, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc đã thành lập đội ngũ học giả người Hàn Quốc để biên soạn và xuất bản cuốn Khái luận về kinh tế chính trị Hàn Quốc với nội dung giới thiệu sự phát triển của kinh tế xã hội Hàn Quốc. Năm 2016, cuốn sách được Quỹ giao lưu quốc tế Hàn quốc hỗ trợ dịch lần đầu tiên sang tiếng Việt và được in tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Việc dịch thuật và hiệu đính do các giảng viên thuộc Bộ môn Hàn Quốc học, Khoa Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV

Khổng học đăng - Phan Bội Châu
"Nếu ai chưa đọc quyển sách này mà trước đã có một ý kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay, thời xin chớ đọc." (Phan Bội Châu)

Tứ thư bình giải - Lý Minh Tuấn
Tứ Thư Bình Giải là bộ sách đồ sộ lần đầu tiên được biên soạn bao gồm đủ bốn quyển sách lớn của nền văn học cổ Trung Hoa:Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung. Soạn giả không chỉ làm công việc chuyển dịch, mà đặc biệt còn vận dụng những kiến thức chuyên môn của nhiều năm giảng dạy để phân tích và nêu bật từng vấn đề, trong mối quan hệ với xã hội hiện đại. Tứ Thư Bình Giải sẽ giới thiệu đến người đọc toàn bộ những gì tinh hoa và tiêu biểu nhất của 4 quyển sách quý, vốn đã từng được xem là nền

Tinh hoa Đạo học Đông phương - Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Tinh hoa Đạo học Đông phương là cuốn sách bàn về các hệ thống triết học Dịch, Lão – Trang và Phật. Quyển sách nêu bật lên được những giá trị tinh hoa cốt lõi của các hệ thống triết học và Đạo học phương Đông, cũng như thời kỳ hoàng kim và những giai đoạn lịch sử của triết học Đông phương. Tác giả Nguyễn Duy Cần viết cuốn sách nhằm mục tiêu xây dựng con người mới trên nền tảng tư tưởng triết học phi nhị nguyên, làm sáng tỏ những giá trị tinh túy của nền Đạo học và triết học Đông phương.

Nhập môn triết học Đông phương - Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Nhập môn triết học Đông phương không phải là một cuốn sách giáo khoa về triết học. Ở đây, học giả Nguyễn Duy Cần bàn về những điểm đặc sắc và cốt lõi của triết học phương Đông: về khái niệm âm dương, triết học Phật - Lão - Trang. Trong sách, Nguyễn Duy Cần đề cao triết học nhất nguyên, coi những sự đối lập là bề mặt và bề trái của một chỉnh thể thống nhất. Đọc Nhập môn triết học Đông phương, ta nhìn thấy được một khía cạnh khác ít gai góc và khô khan hơn của triết học cũng như tìm thấy được vẻ đ

Đông phương luận - Edward Wadie Said
Đông Phương Luận là một sự phân bổ nhận thức địa chính trị vào các văn bản về mĩ học, học thuật, kinh tế, xã hội học, lịch sử và ngôn ngữ học. Đông Phương luận là sự bàn sâu không chỉ về một sự phân biệt cơ bản về địa lí (thế giới được chia ra thành 2 nửa không ngang bằng nhau là phương Đông và phương Tây) mà còn là một loạt những mối “quan tâm” mà Đông phương luận không những tạo ra mà còn duy trì thông qua các phương tiện như khám phá học thuật, tái dựng ngôn ngữ, phân tích tâm lí, mô tả cảnh

Ấn Độ - Miền đất thần thoại và sử thi - Cao Huy Đỉnh
Tác giả Cao Huy Đỉnh đã nhận xét: “Mỹ cảm của người Ấn Độ bị hương khói của tôn giáo che mờ, bị tư biện triết học làm băng giá, bị phù chú và kinh kệ vùi dập. Chủ nghĩa duy tâm đã dẫn đến nguyên lí mỹ học phản hiện thực: lí tính siêu thực chỉ đạo cảm tính, cá nhân phải đồng hóa với vũ trụ, sự hưởng lạc cảm quan đi liền với chủ nghĩa khổ hạnh. Cuộc đời được miêu tả như trò chơi phù phiếm hay ảo mộng mà thượng đế bày đặt ra để thử thách con người. Thượng đế là chân thực, trần thế là hư vô. Quan ni

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Will Durant
Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ của học giả Will Durant bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê