Mời viết bài hội thảo quốc tế: Các nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững, Lý luận, thực tiễn và các giải pháp chính sách
03/02/2016

Nguyên nhân một phần là do mối quan hệ giữa các nguồn lực văn hóa và phát triển bền vững có tính phức hợp, đa chiều với nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau. Trong khi đó, việc tồn tại khá phổ biến những cách tiếp cận dập khuôn và có tính áp đặt làm cho vấn đề lồng ghép các nguồn lực văn hóa vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển gặp phải những rào cản cần được giải quyết một cách thỏa đáng.
Sau 30 năm đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế, ngoại giao và ổn định chính trị. Tuy nhiên, các văn kiện của Đảng và Nhà nước và giới hàn lâm thừa nhận tình trạng tăng trưởng còn thiếu tính bền vững và do đó cần có các chiến lược phát triển vừa toàn diện vừa có tính đột phá nhằm xây dựng một xã hội phát triển hài hòa về kinh tế, môi trường và công bằng xã hội dựa trên nền tảng văn hóa. Nhiều gợi ý cho rằng mục tiêu phát triển bền vững có thể đạt được thông qua việc nhận diện rõ hơn các nguồn lực văn hóa và tăng cường bảo tồn, khai thác cũng như phát huy một cách hợp lý và hiệu quả hơn các nguồn lực văn hóa trong các chiến lược, chính sách và dự án phát triển ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô.
Trong bối cảnh đó, với quan điểm tiếp cận toàn diện, các nhà nhân học và giới khoa học cần có một tiếng nói và có đóng góp hiệu quả hơn ở cả góc độ nghiên cứu khoa học cơ bản và tư vấn chính sách cho việc nhận diện, bảo tồn, khai thác và phát huy các nguồn lực văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững ở các cấp độ khác nhau trên các địa bàn khác nhau.
Hội thảo khoa học quốc tế này là một diễn đàn để các nhà khoa học công bố, chia sẻ kết quả nghiên cứu trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, bàn thảo các giải pháp, đề xuất các mô hình hiệu quả cho việc nhận diện, bảo tồn, khai thác và phát huy các nguồn lực văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua hội thảo này, chúng tôi cũng muốn có một đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo về các vấn đề văn hóa và quản lý văn hóa ở Việt Nam phục vụ tiến trình phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) hay Mục tiêu Toàn cầu (Global Goals) vừa được thông qua tháng 9 năm 2015.
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Tọa đàm "Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và Châu Á" lần thứ 3 năm 2015
Triệu tập tham dự Hội nghị Khoa học trẻ năm 2015
Thống kê công trình KHCN Khoa Đông phương học năm 2014 - 2015
Tin bài khác
Cuộc thi làm video 3 phút truyền cảm hứng cho sự phát triển bền vững của Đại học Osaka, Nhật Bản
Mời tham dự Pariksha Pe Charcha 2021
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ năm 2021
Thông báo và hướng dẫn Học bổng chính phủ GKS(대학원)
Triển khai học bổng Lotte học kỳ II năm học 2020-2021
Hướng dẫn về Quá trình chính quy tiếng Hàn học kỳ mùa hè năm 2021
Thư chúc Tết của Chủ nhiệm Khoa Đông phương học
Hoàn tất công tác vệ sinh khử trùng trong khuôn viên trường trong chiều nay (1/3)
Thông báo về việc trở lại học tập học kỳ II, năm học 2019-2020