banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Takano Isao - “Nhân chứng quả cảm”
Đầu năm 1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra ác liệt tại Lạng Sơn, nhà báo Nhật Bản Takano Isao của báo Akahata (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản) và đồng nghiệp đã không quản ngại nguy hiểm, dấn thân vào bom đạn để đưa những thông tin chiến sự nóng hổi nhất đến độc giả trong và ngoài nước. Ông đã chọn ủng hộ và bảo vệ tính chính nghĩa trong cuộc chiến của nhân dân Việt Nam.

Ký ức Căm pu chia
Trong cuộc đời làm giáo viên tiếng Việt cho người nước ngoài của tôi, thời gian làm nghĩa vụ quốc tế ở Căm pu chia là một quãng đời đặc biệt, bởi hầu như tuổi 20 của tôi đã trôi qua trên đất nước Chùa Tháp cùng những bài dạy tiếng Việt. Bao kỷ niệm của những ngày gian khó và sôi nổi đó thường trở lại trong trí óc tôi vào những dịp kỷ niệm như chiến thắng 7/1, ngày căm thù Pôn pốt 20/5 hay dịp Tết cổ truyền Căm pu chia Chol ch’năm th’mây.

Việt Nam thế kỷ XX - Từ đối đầu đến hợp tác: Một cách tiếp cận lịch sử - văn hóa
Nhân kỷ niệm 73 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2018), website Trường ĐHKHXH&NV trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường). Bài viết điểm lại khái quát về bối cảnh và những diễn tiến lịch sử nổi bật của Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời đi sâu luận giải về nguyên nhân thành công của cách mạng và dân tộc Việt Nam trong suốt một thế kỷ.

Đánh giá lại các cuộc đi biển của Trịnh Hòa
Ngày nay trên toàn thế giới, hoặc chí ít là trong các xã hội Trung Quốc, xuất hiện một loạt vấn đề có thể được coi là nhận thức “phổ thông” về viên đô đốc hoạn quan thời Minh Trịnh Hòa và các chuyến hải hành do ông chỉ huy vào đầu thế kỷ 15. Các quan điểm này được thể hiện rất rõ ràng bằng các đoạn trích dưới đây:

Phản ứng của Liên Xô với cuộc chiến tranh Ấn Độ – Trung Quốc năm 1962
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia rộng lớn, đông dân hàng đầu của thế giới, có vị trí địa chính trị rất quan trọng đối với không chỉ châu Á mà trên toàn cầu. Trong những năm Chiến tranh lạnh, mọi động thái của hai nước đều luôn thu hút được sự quan tâm của cả thế giới, đặc biệt là hai siêu cường Xô, Mỹ.

Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?
Kể từ lúc bắt đầu công cuộc cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa cho sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi là “sự thích nghi của chế độ chuyên chế” (“authoritarian adaptation”) – tức việc sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản.

Chủ nghĩa Duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ
Người ta thường rất hay nhắc đến những tấm bản đồ, những “chiến dịch bản đồ” không những được vẽ ra dưới thời Quốc dân Đảng, mà là cả từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, và được tiến hành phân phát nhiều lần ra nhiều nước trên thế giới, cả châu Phi và châu Mĩ Latinh, trong đó nổi rõ một sự vô lý nếu đem đối chiếu đường biên giới trên bản đồ với đường biên giới Trung Quốc trên thực tế, và từ đó, có thể thấy rất rõ tính chất bành trướng trong ý đồ của những kẻ chỉ đạo để vẽ ra nó

Ngọn nguồn giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ (trường hợp chùa Đót Sơn)
Khi bàn về giá trị văn hóa của một địa danh, một vùng miền, cần phải khảo chứng, xem xét nơi đó và những khu vực có liên quan trên nhiều bình diện: địa lý tự nhiên, lịch sử, đặc biệt là con người - đối tượng trung tâm tạo nên giá trị văn hóa. Từ cách tiếp cận đó, bài viết tập trung lý giải về giá trị văn hóa của Trung tâm Phật giáo Câu Lâu, mà chùa Đót Sơn (xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) là một điểm nhấn.

Tìm hiểu xu hướng hiện đại hóa tư tưởng Nho giáo trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu
Cuộc xâm lược quân sự và sự xâm nhập ồ ạt lấn lướt về văn hóa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX của các nước đế quốc phương Tây, đã đặt Nho giáo - hệ tư tưởng chính thống từng tồn tại hàng nghìn năm ở các quốc gia Đông Á vào cuộc khủng hoảng sâu sắc. Không chỉ bị qui kết là căn nguyên dẫn đến tình trạng mất nước và yếu hèn của dân tộc, Nho giáo còn bị xem là vật cản trên con đường giải phóng dân tộc và hiện đại hóa đất nước.

Vẻ đẹp tâm hồn Nhật Bản trong phim Em sẽ đến cùng cơn mưa của Nobuhiro Doi
Em sẽ đến cùng cơn mưa dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Takuji Ichikawa được Hãng TBS Pictures sản xuất và phát hành tại Nhật Bản năm 2004. Ngay từ khi ra đời, bộ phim đã tạo được thành công ngoài sức tưởng tượng: chỉ trong vòng một năm, bộ phim đã thu hút tới 3,8 triệu lượt người xem đến rạp. Để thỏa mãn khán giả Nhật, một phiên bản phim truyền hình dài tập cùng tên, đã được thực hiện ngay sau khi tác phẩm điện ảnh ra đời.