
Theo thống kê mới nhất của sách Văn bia thời Lý(1), hiện nay chúng ta còn lưu giữ được 18 văn bản tư liệu kim thạch văn thời Lý (bao gồm 13 văn bia, 3 mộ chí, 1 minh văn chuông, 1 minh văn bệ tượng Phật). Gần đây, trong quá trình khảo sát tư liệu xung quanh văn bia Giao Châu Nhân Thọ xá lợi tháp năm 601 thời Tùy mới được phát hiện tại Bắc Ninh, chúng tôi tìm thấy thêm một bài văn khắc có niên đại vào thời Lý được chép trong sách Việt Tây kim thạch lược.

Tây Bắc Việt Nam - vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu. Đây được coi là một vùng rộng lớn có địa chính trị, kinh tế - văn hoá đặc biệt, có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, xã hội và văn hoá.

Ngày nay các tác giả nghiên cứu về văn hóa và mối quan hệ quốc tế, luôn khẳng định sức mạnh mềm của quốc gia đều hay nói đến sức mạnh mềm của văn hóa. Văn hóa đúng là một sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc, nó có lịch sử và giá trị tự thân của nó. Không nghi ngờ gì sức mạnh mềm văn hóa chính là gia tài văn hóa của dân tộc góp phần khẳng định sức sống bền vững và tồn tại phát triển của dân tộc.

“Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám” – GS Phan Huy Lê.

Asoka là một ông vua Ấn Độ thời cổ đại (ca 268-232 trước Công nguyên), tiêu điểm của bài này, là một nhân vật kiệt xuất của lịch sử Ấn Độ, tên ông được đặt cho những đường phố, quảng trường, khách sạn lớn của Ấn Độ, nhưng điều chủ yếu là những hoạt động, những công tích của ông đánh dấu một thời kỳ đặc sắc của lịch sử Ấn Độ và có ý nghĩa không nhỏ đối với lịch sử văn hóa thế giới.

Chữ quốc ngữ Latinh hóa (CQN) của tiếng Việt từ khởi đầu được du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 4 thế kỉ (từ thế kỉ XVII). Ngày nay, sau bao thăng trầm duy trì tồn tại, thứ chữ viết này đang chiếm địa vị hàng đầu về tính phổ biến, tiện dụng trong so sánh với hai thứ chữ tồn tại trước đó (chữ Hán và chữ Nôm) ở Việt Nam.

Ở các nước khác, ngành nghiên cứu về dịch thuật, hay còn gọi là phê bình dịch thuật (Translation Criticism) được phát triển như một ngành học thuật riêng biệt nhưng ở Việt Nam điều này chưa được quan tâm đúng mức. Phê bình dịch thuật văn học (Literature Translation Criticism) thường được nói đến khi luận bàn về chất lượng dịch tác phẩm văn học.

Loài voi hiện đang sống ở Việt Nam là voi châu Á Elephans maximus, nhưng trong các di chỉ văn hoá thời tiền sử (cách đây từ 30 vạn năm đến 1 vạn năm) ở Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An... các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích về sự tồn tại của loài voi răng kiếm Stegodon Orientalis Owen, voi phương Nam Archidiscodon meridionalis, voi Palaeoloxodon namadicus…

Hiện nay tại Việt Nam, trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn, thuật ngữ mà chúng ta dùng để miêu tả các khái niệm, hiện tượng ngôn ngữ đại bộ phận là các thuật ngữ được lấy ra, đối chiếu và dịch từ "Ngữ pháp Nhà trường", những gì đã được coi là có tính quy phạm, chuẩn hóa, được sử dụng nhiều trong các tài liệu, giáo trình ở Hàn Quốc.

Như đã biết, cuộc chiến loạn Hōgen (1156) và Heiji (1159) đã báo hiệu cho sự lung lay quyền lực chính trị của giới quý tộc và chuyển dần quyền lực đó sang tay giới võ sĩ. Từ sau khi Minamoto Yoritomo nhậm chức Chinh di đại tướng quân vào tháng 7 năm Kenkyū thứ 3 (1192), quyền lực đã thực sự thuộc về tay giới võ sĩ và biểu tượng của quyền lực đó chính là sự tồn tại cả về danh lẫn thực của Mạc phủ Kamakura.