banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Hướng tới Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa Đông phương học - Hà Nội



Hướng tới Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa Đông phương học - Hà Nội
Hòa cùng không khí cả nước hương tới Đại Lễ Nghìn năm Thăng Long Đông Đô, Hà Nội. Thầy và trò Khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hăng hái thi đua và chuẩn bị cho tuần lễ 15 năm Thành lập Khoa Đông phương học.

 Trước khi diễn ra buổi Lễ Mitting chào mừng 15 năm thành lập Khoa Đông phương học, nhiều các hoạt động đã được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Các buổi chiếu phim chuyên ngành đã được biên dịch và lồng tiếng trực tiếp và chuẩn bị một cách công phu.  Các bộ phim mang những nép đẹp về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Á Đông đại diện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Ấn Độ, Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Đúng 8h30, sáng Chủ nhật ngày 31 tháng 10 năm 2010, tại Hội Trường Mễ Trì của Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, với sự có mặt của Nhà giáo Nhân Dân, GS Phan Huy Lê, chủ nhiệm Khoa Đông phương học đầu tiên; Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; các vị khách quý đại diện cho Đại sứ Quán các nước, các tổ chức trong nước và Quốc tế như Jica, Koica, Toshiba International Foundation ... cùng toàn thể các Thầy Cô giáo và sinh viên, cựu sinh viên Khoa Đông phương học;  PGS.TS Lê Đình Chỉnh đã trang trọng công bỗ buổi Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa. PGS.TS. Lê Đình Chỉnh đã ôn lại lịch sử, tiếp nối những truyền thống vẻ vang của Khoa. Buổi lễ diễn ra theo đúng nghi thức và lịch trình đã được chuẩn bị của ban tổ chức.

Một trong những tiết mục đặc sắc nằm trong khuôn khổ của Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa là tiết mục "Đêm Đông phương" lần thứ 5 diễn ra cùng ngày. Có nhận định cho rằng "Đông là Đông và Tây là Tây, không bao giờ gặp nhau". Tuy nhiên, trong Đêm biểu diễn này, Khoa Đông phương học đã đưa chúng ta hành trình, trải nghiệm đến với những nền văn minh, văn hóa Đông phương với những đặc trưng tâm linh, huyền bí, quyến rũ của nó khác với văn minh phương Tây rồi cho chúng ta trở lại với thực tại phương Đông hiện tại đầy năng động, trẻ trung, hội nhập với phương Tây và đến với tương lai với những ước hẹn phát triển.  

Chưa một lần lỡ hẹn, chương trình văn nghệ thường niên "Đêm Đông phương" của sinh viên Khoa Đông phương học (Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội) luôn có sức lôi cuốn đối với khán giả trong và ngoài trường. Năm nay, chương trình càng trở nên sôi động, rực rỡ và lung linh hơn khi được tổ chức đúng dịp Khoa Đông phương học bước sang tuổi 15.

Sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học với trang phục Kimono.

Mở đầu chương trình là tiết mục Thời trang với những bộ trang phục và lời chào truyền thống. Đây là ý tưởng của người làm chương trình nhằm thể hiện những nét đặc sắc trong văn hóa của mỗi quốc gia. Trong ảnh là trang phục Kimono truyền thống của phụ nữ Nhật Bản với sự trình diễn của các sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học.

Tiết mục Việt Nam gấm hoa do tốp ca và nhóm múa biểu diễn.

Duyên dáng trong tà áo dài truyền thống, tiết mục Việt Nam gấm hoa do tốp ca và nhóm múa biểu diễn. Ý tưởng của tiết mục này là hình tượng con tàu đã nhổ neo, từ quê huơng Việt Nam yêu dấu trải qua cả một hành trình rộng dài đang mở ra trước mắt, hướng về phương Đông và hướng ra thế giới.

Sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học với tiết mục múa "Hoàng Phi Hồng"

Là quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích và dân số, Trung Quốc đã chứng tỏ được sức mạnh của mình. Sức mạnh đó không chỉ thể hiện ở bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa mà còn vị thế trên mọi bình diện chính trị và kinh tế. Đến với Đêm phương Đông V, sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học với tiết mục múa "Hoàng Phi Hồng" đầy khí thế như những lời chào từ vùng đất thượng võ Trung Hoa.

Múa quạt Hàn Quốc do các sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học

Là quốc gia thuộc Đông Á với thủ đô là Seul một trung tâm đô thị lớn thứ 2 trên thế giới, đất nước Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng với nhân sâm, linh chi mà còn làm say đắm lòng người qua những màn múa trống tinh tế hay những điệu múa quạt lắm bâng khuâng. Trong ảnh là tiết mục Múa quạt Hàn Quốc do các sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học thể hiện.

Điệu múa Yosakoi "Mời bạn đến đây đêm nay".

Là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, "Nhật Bản" viết theo Ròmaji là Nihon theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào". Các sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học thể hiện tâm hồn hiếu khách của con người Nhật Bản qua điệu múa Yosakoi "Mời bạn đến đây đêm nay".

Múa Ấn Độ, Duyên dáng và tinh tế - sinh viên chuyên ngành Ấn Độ

Tạm biệt vùng đất Đông Á, các quý vị khán giả sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sự duyên dáng qua từng động tác múa của các sinh viên chuyên ngành Ấn Độ học. Chúng ta như được đang đi trên con tàu văn hoá để đến miền đất thiêng liêng, hùng vĩ Ấn Độ qua  những điệu múa truyền thống làm say đắm lòng người.

Trình diễn Cosplay của sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học.

Có thể nói mãi cũng không thể nói hết được những tình yêu của những sinh viên Khoa Đông phương học khi họ truyền những cảm xúc của mình trong đêm diễn. Đi từ những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, người xem như được theo dõi suốt một chặng dài trong dòng lịch sử của văn hoá truyền thống các nước phương Đông, Chương trình Hành trình phương Đông đưa các bạn sang một trang mới với nhiều nét mới lạ của văn hoá hiện đại, với sự trẻ trung và mạnh mẽ của các bạn sinh viên thế kỷ 21

Tiết mục nhảy hiện đại của sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học.

Thầy Phạm Hoàng Hưng, mạnh mẽ và khí phách trong màn võ thuật Kendo

Có mặt trong đêm diễn cùng với sinh viên Khoa Đông phương học chúng ta không thể quên được sự đóng góp vô cùng quý giá của Giảng sư, NCS. Phạm Hoang Hưng, chuyên ngành Nhật Bản học. Như là một môn nghệ thuật đặc biệt, võ thuật phương Đông là sự kết hợp của nguồn nội lục tinh khiết từ ý chí và cảm hứng, nghệ thuật với sức mạnh cơ thể. Trong ảnh là tiết mục Kendo (Nhật Bản) do giảng viên và sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học biểu diễn.

Dân ca 3 miền - Sinh viên K55 Đông phương học

Trăm sông cũng đổ về với biển hay dù đi đâu xa vẫn nhớ đến quê nhà. Những câu nói đó, câu hát đó luôn văng vẳng trong tâm hồn người Việt. Cuối cùng hành trình phương Đông cũng về tới bến đậu yên bình với tiết mục Dân ca 3 miền. Tiết mục do các sinh viên năm thứ nhất (K55) Khoa Đông phương học trình bày cũng là lời chào và hứa hẹn đầy tin tưởng về một hành trình mới: Đông phương học Việt Nam đến với tương lai.

Theo ĐPH

Bình luận của bạn