banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Bước đầu tìm hiểu thơ Pantum để đưa vào chương trình giảng dạy tiếng Melayu



Bước đầu tìm hiểu thơ Pantum để đưa vào chương trình giảng dạy tiếng Melayu
Thơ pantun rất quen thuộc với người dân Malaysia và những người dùng tiếng Melayu. Trong các bài dân ca luôn xuất hiện các đoạn pantun. Patun còn là một cách nói văn vẻ của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Thanh niên nam nữ thuộc nhiều đoạn pantun; họ ngâm ngợi khi tụ tập với nhau trong lúc vui chơi hay lúc nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Patun thân thuộc và gần gũi với quần chúng nhân dân trong các khúc dân ca Boria, Donang Sayang, Rentak Kudah, Dirkir Barat và nhiều khúc dân ca k

Ngoài ra patun cũng hay được sử dụng trong các đám hỏi, đám cưới làm cho các bài văn, bài phát biểu của các chủ hôn, chủ tế thêm phần vần điệu, hấp dẫn. Trong phần mở đầu hay kết thúc các diễn giả thường cho vào một vài khúc pantun và lập tức bài nói thu hút được chú ý của người nghe. Có lẽ đây là nét văn hóa đẹp đẽ được duy trì từ xa xưa đến tận ngày nay khiến patun vẫn luôn gần gũi với người dân và trở thành một bộ phận ngôn ngữ không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày.
    Để đưa ra một định nghĩa xác đáng và tin cậy, chúng ta trước hết hãy xét đến cách đề cập về thơ pantun trước đây như thế nào. Trong một anh hùng ca nổi tiếng của Malaysia (Bản in 1975), tác giả Pateh Kerma Wijaya có công sưu tầm và phân tích anh hùng ca Hikyat Hang Tuah cho rằng câu thơ “hàng rào lấn lúa…” ở trang 182 của bản in này chính là câu ngạn ngữ nhờ cây rào bảo vệ lúa, cây rào xào luôn cây lúa.
    Như vậy patun có phải là một loại thành ngữ, ngạn ngữ, hay truyện ngụ ngôn có vần điệu? Câu trả lời là vừa phải vừa không phải các loại đó. Người ta thấy rằng trong patun có cả thành ngữ và ngạn ngữ. Theo định nghĩa của các cuốn từ điển tiếng Melayu đáng tin cậy như Kamus Dewan (1970), Kamus Umum Bahasa Indonesia (1975) nét nghĩa thứ hai của pantun là thành ngữ, nét nghĩa thứ ba của cả hai từ điển này về patun là được dùng như một lời đối đáp.
    Patun còn được biết đến là một thể thơ truyền thống; có những nét khác biệt với các thể thơ syair, guridan, trompa. Trong từ điển Kamus Dewan trang 813 định nghĩa patun là “ sejenis puisi lama yang terdiri dari empat baris dalam tiap-tiap rangkap..” ( một thể thơ truyền thống gồm bốn câu trong mỗi khổ). Từ điển Kamus Umum Bahasa Indonesia (1975), trang 710, định nghĩa patun là “ sajak pendek, tiap-tiap kuplet biasanya empat baris (ab ab) dan dua baris yang dahulu biasanya untuk tumpuan sahaja” (một thể thơ ngắn thường có bốn câu theo cấu trúc (ab ab) trong đó hai câu đầu chỉ để lấy vần).
    Theo các định nghĩa trên, patun là một thể thơ Melayu truyền thống có cấu trúc và cách gieo vần điệu như các định nghĩa trên.Ví dụ một khổ patun điển hình: 


Hujanlah hari rintik-rintik
Tumbuh cendawan gelang kaki
Kami sepantun telur itik
Kasih ayam maka menjadi
Tạm dịch là:
Mưa rơi rơi mãi cả ngày
Nấm mọc ở khắp nơi nơi
Tình ta như quả trứng này
Gà rồi yêu vịt chứ chả chơi


Đây là khổ pantun bốn câu, rintik của câu một làm vần cho itik ở câu ba; kaki ở câu hai lấy vần cho menjadi ở câu bốn. Hai câu đầu để lấy vần nên nghĩa không nối tiếp ở hai câu ba và bốn. Nghĩa chính của cả pantun này nằm ở câu ba và bốn. Tình nghĩa tròn đầy như quả trứng thì tình yêu cũng nảy nở mà thôi. Đặc biệt trong Hikayat Hang Tuah các câu pantun hàm súc và giàu ý nghĩa của các thành ngữ và tục ngữ Melayu.

(Xem bài viết toàn văn tại cuốn Phương Đông: Truyền thống và Hiện đại, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2015)

Tác giả: Ths. Võ Thị Thu Nguyệt

Khoa Đông phương học 

Bình luận của bạn