banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Vai trò của tàu điện đối với kinh tế - xã hội Nhật Bản



[Báo cáo NCKHSV] Vai trò của tàu điện đối với kinh tế - xã hội Nhật Bản
Nhật Bản là quốc đảo dài, hẹp và có nhiều núi; thường xuyên xảy ra các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa…, điều kiện tự nhiên khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt cố định, chạy dọc dài trên cả nước. Tuy vậy, với việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại, mà Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông công cộng, trong đó phải kể đến đường sắt.

Nhật Bản là quốc đảo dài, hẹp và có nhiều núi; thường xuyên xảy ra các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa…, điều kiện tự nhiên khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt cố định, chạy dọc dài trên cả nước. Tuy vậy, với việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại, mà Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông công cộng, trong đó phải kể đến đường sắt. Từ khi đường sắt xuất hiện cho đến nay, Nhật Bản đã không ngừng tiếp thu, sáng tạo, ứng dụng và cho ra đời những loại tàu điện tối ưu nhất để phục vụ lợi ích cho con người. Trong lịch sử Nhật Bản, đường sắt đóng góp quan trọng với kinh tế cũng như xã hội của quốc gia này. Với những thành tựu to lớn đó, việc tìm hiểu về vai trò của hệ thống đường sắt, đặc biệt là vai trò của tàu điện cũng rất hữu ích.  
Bài nghiên cứu gồm 3 chương trình và phần kết luận chung cho toàn bài: chương 1 trình bày hoàn  cảnh lịch sử ra đời và quá trình phát triển của tàu điện. Từ lịch sử tàu điện thế giới đến lịch sử và quá trình phát triển tàu điện của Nhật Bản, người nghiên cứu đã thấy được sự học hỏi cũng như định hướng đúng đắn của nước Phù Tang trong chiến lược phát triển đất nước; đồng thời cũng thấy được bước tiến mới trong công nghệ đường sắt – Shinkansen, thứ mà khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
Chương 2 tập trung làm rõ vai trò của tàu điện đối với Nhật Bản ở 2 khía cạnh là kinh tế và xã hội. Đối với kinh tế, vai trò của tàu điện được làm rõ trên 2 lĩnh vực là vận tải hành khách, hàng hóa và du lịch.  Bằng các bảng số liệu, biểu đồ về số lượng tàu, toa xe; số lượng hành khách và trữ lượng hàng hóa cũng như phần trăm đóng góp vào kim ngạch kinh tế bằng loại hình phương tiện đường sắt ; người nghiên cứu đã làm rõ được vai trò quan trọng của loại hình phương tiện này với phát triển kinh tế Nhật Bản.
Đối với xã hôi Nhật Bản, bài nghiên cứu đã định hướng theo vai trò của tàu điện theo 2 tiêu chí là với môi trường, với đời sống văn hóa – xã hội Nhật Bản. Trong đó, phần trọng tâm nhất của toàn bài nằm ở tiêu chí vai trò với đời sống, văn hóa, xã hội Nhật Bản, đó là tiết kiệm thời gian ưu việt và văn hóa đúng giờ. Văn hóa đúng giờ của người Nhật được cả thế giới đề cao, và nét văn hóa ấy được hình thành từ khi giờ giấc xe lửa chạy quy định. Như  vậy có thể nói lịch sử văn hóa đúng giờ của người Nhật chính là gắn liền với lịch sử phát triển tàu điện. 
Chương 3 là chương cuối của bài, chương làm rõ một số khía cạnh khác như công tác quản lý tàu điện (các loại hình công ty đường sắt; các loại vé, hình thức mua vé); và một số nét văn hóa khác tích cực có, tiêu cực cũng có như chikan - tội phạm trên tàu điện, ekiben – cơm hộp bán tại các nhà ga, nó thể hiện văn hóa cũng như đặc sản riêng biệt của mỗi vùng miền; và cuối cùng là tự tử. Nhật Bản là đất nước có tỷ lệ số người tự tử hằng năm vào loại cao trên thế giới và một trong những cách làm đó là tự tử bằng tàu điện, từ thực trạng đó mà giới chức trách cũng như quản lý ở Nhật đã và đang tiến hành những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đó.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn mở ra một kỳ vọng cho Việt Nam trong tương lai.Chính phủ Việt Nam lập kế hoạc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001. Theo phê duyệt của chính phủ, đến năm 2020 có 5 tuyến đường sắt đô thị trên cao tại Hà Nội và 6 tuyến tàu điện ngầm, 3 tuyến xe điện mặt đất và xe điện một ray tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện các dự án này có sự đóng góp không nhỏ của tập đoàn đường sắt Nhật Bản và một số quốc gia khác như Pháp, Ý, Trung Quốc…
Với hơn 40 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam, tác giả hy vọng cùng với sự hỗ trợ cả vốn và công nghệ từ phía Nhật Bản, Việt Nam có thể hoàn thành tốt dự án đường sắt đã đề ra. Và trong tương lai không xa, Việt Nam có thể cải thiện, phát triển hệ thống đường sắt của mình một cách hiệu quả hơn.

SV. Nguyễn Thị Oanh
K57 Bộ môn Nhật Bản học

 

Bình luận của bạn