banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trung Quốc bỏ mặt nạ “trỗi dậy hòa bình"



Trung Quốc bỏ mặt nạ “trỗi dậy hòa bình"
Trung Quốc thường tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc là "lực lượng phòng vệ" và mục tiêu chính là "trỗi dậy hòa bình". Nhưng cho đến gần đây, các nước láng giềng đă không còn tin là như vậy.

Trung Quốc thường tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc là "lực lượng phòng vệ" và mục tiêu chính là "trỗi dậy hòa bình". Nhưng cho đến gần đây, các nước láng giềng đă không còn tin là như vậy. Trên thực tế, họ đang thực hiện các biện pháp đối phó để chuẩn bị chống lại sức ép về kinh tế hoặc chính trị từ Trung Quốc. Tổ chức "Nhóm Nghiên cứu Chính sách" của Mỹ ngày 17/6 đăng tải bài đánh giá về những hoạt động mới đây của Hải quân Trung Quốc nhằm thể hiện sức mạnh để thực thi những tuyên bố "khu vực" và "toàn cầu. Sau đây là nội dung chính bài viết. Trung Quốc dường như tự tin về sức mạnh kinh tế và quân sự của ḿnh đến mức đă không còn chút do dự nào trong việc thể hiện sức mạnh để thực thi những tuyên bố "khu vực" và "toàn cầu".

Trung Quốc thường tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc là "lực lượng phòng vệ" và mục tiêu chính là "trỗi dậy hòa bình". Nhưng cho đến gần đây, các nước láng giềng đă không còn tin là như vậy. Trên thực tế, họ đang thực hiện các biện pháp đối phó để chuẩn bị chống lại sức ép về kinh tế hoặc chính trị từ Trung Quốc. 

Việc hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng "nước xanh" (hoạt động ở vùng biển xa) là một ví dụ. 

Một bình luận ngày 5/5 trên tờ Global Times của Trung Quốc nói rằng Hải quân Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi từ "hải quân nước nâu" (là hoạt động trên sông hoặc ven bờ) sang "hải quân nước xanh", nhấn mạnh rằng lực lượng này phải chinh phục các nút cổ chai trong "chuỗi đảo thứ nhất" ở Nam Hải (Biển Đông). Thực hiện chính sách tái tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, tin cho biết hai tàu của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc, Hải tuần 31 và Hải tuần 11 đă thực hiện cuộc tuần tra kéo dài 9 ngày (từ 2 đến 10/5) ở Biển Đông. Cuộc tuần tra bao phủ khu vực Vịnh Tam Á và Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa và Đảo Vành Khăn. Đây là lần đầu tiên Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc thức hiện các cuộc tuần tra tại các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.

Trong một bài điều tra trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (ngày 18/4), Grey Trode, một nhà quan sát tại Hồng Công, nói rằng Trung Quốc đă tiến hành thúc đẩy việc phát triển “hải quân nước xanh”. Tác giả này đă tổng hợp các cuộc tập trận, các chiến lược và mục tiêu của Hải quân Trung Quốc. Các cuộc tập trận của không quân và hải quân vào tháng Hai năm nay dọc theo khu vực Đông Nam của các đảo ngoài khơi có ư nghĩa chiến lược với Nhật Bản là rất đáng chú ư. 

Các cuộc tập trận của tàu ngầm gần với các đảo có căn cứ quân sự Mỹ đă gửi một thông điệp rằng Hải quân Trung Quốc không ngại khẳng định các quyền tự do lưu thông và vượt qua các căn cứ quân sự có thể ngăn chặn họ. Đoàn tàu của Hạm đội Đông Hải gồm các tàu khu trục lớp Sovremenny, tàu chiến và tàu ngầm diễn tập các hoạt động chống tàu ngầm. 

Mục đích của các cuộc tập trận này là nhằm tạo sự linh hoạt trong triển khai cả ba hạm đội trong tình huống khẩn cấp. Đây là sự chuyển đổi đáng chú ư từ hoạt động biệt lập kiểu cũ của từng hạm đội. Các chuyến bay tàng hình và bay đêm, chiến tranh điện tử gây nhiễu rađa và tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay chiến đấu J-10, JH-7 và J-8 từ các máy bay vận tải tầm xa cũng như các vụ ném bom oanh tạc giả tưởng là một phần trong các cuộc diễn tập có phối hợp ở Biển Đông. 


Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố các cuộc tập trận này là huấn luyện thường xuyên, nhưng nó đă chuyển đi những tín hiệu gây khó chịu tới Mỹ, Ôxtrâylia, Nhật Bản, lănh thổ Đài Loan, Việt Nam và các nước láng giềng khác. Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản cho rằng tình hình này chưa từng xảy ra trước đây và Tôkyô sẽ điều tra "liệu Trung Quốc có dự định chống lại Nhật Bản hay không". 

Nhật Bản sau đó đă lập ra một nhóm đặc nhiệm (chính xác là vào ngày 10/4) để theo dõi các động thái của Trung Quốc. Quyết định này trùng hợp với việc phát hiện 10 chiếc tàu hải quân Trung Quốc, trong đó có hai tàu ngầm, ở gần chuỗi đảo Okinawa. Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc pḥng Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc, cũng như những thay đổi trong chiến lược của Bắc Kinh với khu vực. 

Ôxtrâylia cũng phản ứng mạnh mẽ với việc Bộ trưởng Quốc pḥng J. Faulkner kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về quá trình tăng cường xây dựng quân đội một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc mở rộng hải quân. Viện Chính sách Chiến lược Ôxtrâylina (ASP), một cơ quan nghiên cứu, cho rằng việc tăng cường quân sự của Trung Quốc là nhằm mục tiêu chấm dứt sự thống trị của Hải quân Mỹ tại khu vực, điều khiến Mỹ trợ giúp cho Đài Loan, làm cho Nhật Bản và các đồng minh khác trở nên rất khó khăn trong trường hợp có xung đột nghiêm trọng. 


Nhận xét của Bộ trưởng Faulkner về hải quân Trung Quốc phản ánh các mối lo ngại ngày càng tăng của Mỹ rằng việc Trung Quốc mở rộng quân đội nhanh chóng sẽ làm xói mòn ưu thế quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương trong hai thập kỷ tới. Các quan chức Mỹ đă cảnh báo việc mở rộng Hải quân Trung Quốc đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự báo, với các kế hoạch sở hữu tàu ngầm hạt nhân mới và tàu sân bay cho phép Bắc Kinh có khả năng triển khai sức mạnh quân sự ở xa bờ. 

Jamestown Foundation, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, cho rằng "chiến dịch lấy lừng" của Trung Quốc trong khu vực đă "mất đà" ở Đông Nam Á, và thay vào đó chỉ làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng. Theo Ian Storey, các nước trong khu vực đă thể hiện lo ngại của họ trong các vấn đề chính trị, kinh tế và chiến lược, và thực hiện các bước đi củng cố lực lượng vũ trang để thủ thế trước sự mạnh bạo ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) gặp nhiều rắc rối ngay sau khi có hiệu lực vào tháng 1/2010, với việc Inđônêxia đưa ra nhiều phản đối và kêu gọi đàm phán lại hiệp định này. Các nhà sản xuất Inđônêxia lo ngại sự cạnh tranh không bình đẳng dẫn tới việc thị trường nội địa tràn ngập hàng Trung Quốc, doanh nghiệp nội địa phải đóng cửa, mất việc làm và thâm hụt thương mại. Những lo ngại này cũng được các nhà sản xuất ở các nước khác chia sẻ. 

Việt Nam, nước hiện giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của ASEAN, đă đưa vào chương tŕnh nghị sự của tổ chức này những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Các đảo này hiện có Việt Nam, Malaixia, Philíppin và Brunây tuyên bố chủ quyền. Bên cạnh việc triển khai sức mạnh quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc đă thành lập các cơ quan quản lư cấp địa phương ở Hoàng Sa; và đe dọa các tàu cá của Việt Nam. 

Các nước Đông Nam Á không chỉ đang tăng cường sức mạnh hải quân mà c̣n gia tăng các cuộc diễn tập quân sự với các cường quốc châu Á thân thiện khác như Ấn Độ. Ví dụ, Malaixia đă có được hai tàu ngầm lớp Scorpene và sẽ được đặt căn cứ tại Sabah gần Trường Sa. Việt Nam theo tin cho biết đă đặt mua 6 tàu ngầm siêu êm lớp Kilo của Nga. 

Điều đáng ngạc nhiên là Trung Quốc biết những hành động quân sự của ḿnh đang tạo ra những phản ứng nghiêm trọng nhưng lại không thấy cần thiết phải trấn an các nước láng giềng. Một số biện pháp nửa vời như dự báo giảm ngân sách quốc pḥng không thuyết phục được ai khi mà chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc luôn bị che phủ trong sự huyền bí, khiến người ta không thể có một đánh giá thực tế nào. 

Việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc đi liền với các dự án phát triển cảng ở Mianma, Bănglađét, Xrilanca, Pakixtan và một số nước châu Phi. Trung Quốc đă điều tàu thực hiện các hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Êđen. Tất cả những điều này và các kế hoạch sở hữu các cảng biển ở châu Phi cho thấy rơ rằng Trung Quốc đang muốn tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương. 

Với những dự định này không tốt đẹp gì, không sớm thì muộn, Trung Quốc sẽ gặp phải sự phản đối ở Đông Nam Á cũng như các nước ven bờ Ấn Độ Dương.

 

Bình luận của bạn