banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Đóng góp của Minamoto Yoshitsune trong việc thành lập Mạc phủ Kamakura



[Báo cáo NCKHSV] Đóng góp của Minamoto Yoshitsune trong việc thành lập Mạc phủ Kamakura
Bối cảnh lịch sử khi Minamoto Yoshitsune đời đó là giai đoạn chính biến Hogen và chính biến Heiji, giai đoạn này chứng kiến những bước phát triển của tầng lớp vũ sĩ, điều này được phản ánh rõ nét qua hai dòng họ Minamoto và Taira, họ đều là những quý tộc thất thế, để khôi phục lại quyền lực của mình hai dòng họ trở thành vũ sĩ phục vụ cho triều đình.

Chương 1: khái quát về Minamoto Yoshitsune:
Bối cảnh lịch sử khi Minamoto Yoshitsune đời đó là giai đoạn chính biến Hogen và chính biến Heiji, giai đoạn này chứng kiến những bước phát triển của tầng lớp vũ sĩ, điều này được phản ánh rõ nét qua hai dòng họ Minamoto và Taira, họ đều là những quý tộc thất thế, để khôi phục lại quyền lực của mình hai dòng họ trở thành vũ sĩ phục vụ cho triều đình. Nhà Minamoto phục vụ cho nhiếp chính Fujiwara còn nhà Taira phục vụ cho Thiên hoàng và Thái thượng hoàng. Từ vị trí phụ thuộc, vào tầng lớp quý tộc, hai dòng họ dần dần thao túng triều đình bằng sức mạnh vũ lực và tiền bạc của mình. Hai dòng họ nảy sinh mấu thuẫn bởi mỗi dòng họ đều muốn bành trướng thế sức mạnh của mình, mâu thuẫn gay gắt giữa hai dòng họ dẫn đén chính biến Hogen và Heiji, hai cuộc chính biến là thời gian mà đẳng cấp vũ sĩ bắt đầu tham gia vào quá trình điều hành chính sự, bắt đầu những vụ thanh toán đẫm máu giữa hai dòng họ. Trong giai đoạn hai cuộc chính biến, cha của Yoshitsune là Minamoto Yoritomo bị giết chết bởi Taira Kiyomori trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ. nhà Minamoto đã bại trận trong chính biến Heiji. Minamoto Yoshitsune được tha chết bởi Kiyomori và lớn lên ở chùa Kurama, năm 1180 Minamoto Yoshitsune tham gia vào cuộc tuyển binh của anh trai là Minamoto Yoritomo.
Chương 2: Đóng góp của Minamoto Yoshitsune trong việc thành lập mạc phủ Kamakura.
Sau chính biến Hogen và Heiji, cuộc chiến tranh Gempei nổ ra là một điều không thể tránh khỏi để chọn ra thủ lĩnh duy nhất của đẳng cấp võ sĩ. Hầu hết trong các trận đánh, với sự chỉ huy của Minamoto Yoshitsune, đội quân nhà Minamoto đã giành được thắng lợi cuối cùng. Trong số các trận chiến trong chiến tranh Gempei, phải kể đến hai trận chiến lớn là Ichi no Tani(1164) và Dan no Ura(1185)
Trận chiến Ichi no tani ở Suma( thành của nhà Taira), quân của Yoshitsune chia làm 3 cánh: cánh 1 phục kích ở phía đông tại đền Ikuta, cánh 2 gồm 100 kị binh ở núi Bắc và cánh 3 cùng Yoshitsune tấn công từ trên dốc phía Tây. Trận chiến này đã thể hiện tài năng và sự dũng cảm của Yoshitsune, có tài quan sát bao quát. Từ trên vách núi hiểm trở, áp dụng cách thức của con nai khi xuống núi, tấn công từ đằng sau nhà Taira đang lo đấu với đội quân nhà Minamoto trước mặt. 
Trận chiến Dan no ura ở eo biển Shimonoseki phía nam đảo Honshu. Từ đầu nước chảy về hướng Đông nên có lợi cho nhà Taira nhưng giữa chừng dòng nước lại đổi ngược lại, kết cục là nhà Taira thua trận.
Chiến thắng trong chiến tranh Gempei, nhà Minamoto lấy lại vị thế, Yoritomo được Thái thượng hoàng phong chức “Chinh di đại tướng quân”, việc công nhận một địa chính trị cao này giúp Yoritomo dễ dàng xây dựng chế độ mới- chế độ Mạc phủ Kamakura.
Chương 3: ảnh hưởng của Minamoto trong văn hóa Nhật Bản:
Minamoto Yoshitsune bị chính anh trai mình là Yoritomo sát hại. cái chết của Yoshitsune dường như đẩy nhanh sự sụp đổ quyền lực của nhà Minamoto, sau khi Yoritomo sát hại em trai mình, không còn ai có thể chống lại thế lực nhà mẹ vợ Yoritomo là Hojo lên chiếm quyền.
    Yoshitsune được dân chúng yêu mến với hình ảnh một samurai tài ba nhưng bạc mệnh, hình tượng Yoshitsune được chuyển thể thành rất nhiều tác phẩm nghệ thuật sân khấu truyền thống nổi tiếng và những loại hình nghệ thuật, những tác phẩm giải trí khác.

SV. Trịnh Thị Hằng
K57 Bộ môn Nhật Bản học

 

Bình luận của bạn