banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Tác động của cải cách kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2000



[Báo cáo NCKHSV] Tác động của cải cách kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2000
Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) được coi là “chiếc chìa khóa vàng” , là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước và góp phần hội nhập thế giới. FDI tại Ấn Độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Ấn Độ. FDI như một chất xúc tác cho phát triển công nghiệp trong nước và được coi là một phương tiện quan trọng cho phát triển kinh tế.

Từ khi giành độc lập đến năm 1990 nền kinh tế Ấn Độ chủ yếu là hướng nội, tự cung tự cấp, hầu hết đóng cửa với các nền kinh tế bên ngoài,rất hạn chế số vốn đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, bước sang năm 1991 đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế Ấn Độ nhận thấy cần phải có một cuộc cải cách kinh tế toàn diện theo hướng tự do hóa; quyết định này có thể nói là bước chuyển quan trọng, một bước ngoặt trong chiến lược thu hút FDI nói riêng và đường lối phát triển kinh tế ,xã hội nói chung của Ấn Độ. 
Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên tôi chỉ trình bày một phần trọng tâm trong bài nghiên cứu đó là: “Những tác động của chính sách cải cách trong lĩnh vực FDI vào Ấn Độ, giai đoạn 1991-2000”. 
Nội dung
1.    Khái niệm: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài”(FDI)
-    Khái niệm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) về FDI là :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của  chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
2.    Những tác động của chính sách cải cách trong lĩnh vực FDI tại Ấn Độ, giai đoạn 1991-2000.
-    Tác động tích cực: 
+ Dòng vốn FDI  vào Ấn Độ tăng lên nhanh chóng.
+ Cơ cấu ngành đầu tư thay đổi.
+ Cơ cấu vùng đầu tư thay đổi. 
Ngay sau khi thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài  tốc độ tăng trưởng kinh tế  ở Ấn Độ thời kỳ 1991-2000 đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, dòng vốn FDI vào Ấn Độ tăng nhanh và thu hút được nhiều đối tác đầu tư lớn với những xu hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghệ cao. Điều này đã khiến cho Ấn Độ đã trở thành “văn phòng của thế giới” . 
-    Tác động tiêu cực:
+ Nguy cơ trở thành  bãi rác công nghệ.
+ Ô nhiễm môi trương và cạn kiệt tài nguyên.
+Tác động tiêu cực đến kinh tế- xã hội. 
Có thể thấy rằng FDI là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho những nước đang phát triển có thể thay đổi nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình thông qua sự giúp đỡ” đôi bên cùng có lợi”. Tuy nhiên thì mọi vấn đề đều có hai mặt và để phát huy được mặt tốt cần giảm thiểu sự tác động tiêu cực của vấn đề .Vốn FDI cũng vậy khi vốn FDI vào Ấn Độ thì cần xem xét, cân nhắc và giải quyết những hạn chế còn tồn tại để vốn FDI thực sự mang lại hiệu quả thiết thực góp phần cho sự phát triển bền vững của một nền kinh tế.
Kết luận
FDI là một công cụ hữu hiệu giúp Ấn Độ thay đổi nhanh chóng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, FDI còn tồn tại nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế & xã hội Ấn Độ.
Cần xem xét, cân nhắc và giải quyết những hạn chế còn tồn tại để vốn FDI thực sự mang lại hiệu quả thiết thực góp phần cho sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Ấn Độ.

SV. Từ Thị Dinh
K57 Bộ môn Ấn Độ học

 

Bình luận của bạn