banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Thái Lan từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) tới nay



Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Thái Lan từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) tới nay
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Thái Lan, cụ thể là hợp tác trong thương mại và đầu tư, từ năm 1995 tới nay, đồng thời đưa ra những giải pháp để tăng cường phát triển mối quan hệ hợp tác trong thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt-Thái trong những năm tới.

Với tiến trình liên kết các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2015 dựa trên trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ACSC),Việt Nam luôn luôn chú ý tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực với các nước thành viên khác của ASEAN, mà đáng quan tâm nhất vẫn là hợp tác ở lĩnh vực kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN và các nước nước đối tác thương mại chính của ASEAN. Trong đó phải kể đến sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Thái Lan, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước càng được thắt chặt kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Việt Nam-Thái Lan từ đó tới nay, vẫn chưa chưa được các nhà nghiên cứu chuyên sâu, mà chỉ được đề cập rải rác ở một số sách báo, tạp chí. Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Thái Lan từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN(1995) tới nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
         Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Thái Lan, cụ thể là hợp tác trong thương mại và đầu tư, từ năm 1995 tới nay, đồng thời đưa ra những giải pháp để tăng cường phát triển mối quan hệ hợp tác trong thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt-Thái trong những năm tới.
Nội dung chính: 
Chương 1: Tổng quan về Thái Lan, Việt Nam.
1.    Tổng quan về Thái Lan
1.1.    Điều kiện tự nhiên
1.2.    Điều kiện văn hóa và xã hội
1.2.1.    Dân số
1.2.2.    Tôn giáo
1.2.3.    Xã hội
1.3.    Tình hình phát triển kinh tế của Thái Lan
2.    Tổng quan về Việt Nam
2.1.    Điều kiện tự nhiên
2.2.    Điều kiện kinh tế và xã hội
2.2.1.     Dân số, lực lượng xã hôi
2.2.2.    Tình hình phát triển kinh tế
Chương 2. Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (từ năm 1995- nay)
1.    Hợp tác trên lĩnh vực thương mại
1.1.    Mặt hàng xuất khẩu
1.2.    Mặt hàng nhập khẩu
1.3.    Kim ngạch xuất, nhập khẩu
2.    Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư
2.1.    Về hình thức đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam
2.2.    Về quy mô vốn đầu tư của từng dự án
2.3.    Về lĩnh vực đầu tư
Chương 3. Đánh giá về sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan, đưa ra giải pháp tăng cường hợp tác giữa hai nước.
1.    Đánh giá về sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan
1.1.    Đánh giá hợp tác trong thương mại
1.2.    Đánh giá hợp tác trong lĩnh vực đầu tư
2.    Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Thái Lan
2.1.    Giải pháp cho xuất khẩu
2.2.    Giải pháp cho nhập khẩu
2.3.    Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ Thái lan.

SV. Nguyễn Thị Thu Phương
K57 Bộ môn Đông Nam Á học

 

Bình luận của bạn