banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo NCKHSV] Tìm hiểu hiện tượng đảo nhiệt đô thị tại một số thành phố lớn của Hàn Quốc từ tháng 1/2013 đến tháng 10/2014



[Báo cáo NCKHSV] Tìm hiểu hiện tượng đảo nhiệt đô thị tại một số thành phố lớn của Hàn Quốc từ tháng 1/2013 đến tháng 10/2014
Từ 1/2013-10/2014 sự chênh lệch nhiệt độ giữa khu vực nội thành và khu vực xung quanh Hàn Quốc đang có xu hướng tăng. Mặc dù, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều chính sách để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên chưa được như mong muốn.

A.    Phần mở đầu:
1.    Lý do nghiên cứu:
Vấn đề đảo nhiệt đang trở thành vấn đề chung của thế giới, đặc biệt vấn đề này đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển.
2.    Mục tiêu nghiên cứu
3.    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.    Lịch sử nghiên cứu
-    Trên thế giới
-    Tại Hàn Quốc
-    Tại Việt Nam
5.    Phương pháp nghiên cứu: tra cứu tài liệu, xử lý thông tin,…

B.    Phần nội dung
Chương 1: Tìm hiểu chung về hiện tượng đảo nhiệt
1.1.    Khái niệm đảo nhiệt đô thị là gì?
-    Là hiện tượng mà ở cùng 1 thời điểm, nhiệt độ trung bình của khu vực đô thị có nhiều công trình nhân tạo cao hơn ở khu vực công viên và nông thôn có môi trường tự nhiên xung quanh.
1.2.     Các nhân tố làm ảnh hưởng đến đảo nhiệt đô thị
-  Bức xạ mặt trời và hiệu ứng nhà kính
- Hoạt động của gió
- Mật độ và các loại cây xanh
- Vật liệu ( tính chất nhiệt và khả năng hấp thụ nước của vật liệu)
- Hoạt động phát thải nhiệt của con người
       1.3.     Đảo nhiệt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
                  - Đảo nhiệt trên thế giới: Lodon, thành phố Adelaide (Úc), Los Angeles, các thành phố lớn tại Trung Quốc, Tokyo,…
                 - Đảo nhiệt tại Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó mạnh nhất là ở tp.HCM.
Chương 2: Khí hậu và thời tiết Hàn Quốc và ảnh hưởng của nó đến môi trường
2.1. Thời tiết và khí hậu Hàn Quốc
2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến môi trường Hàn Quốc
       Khi nhiệt độ vào mùa hè ở đô thị tăng sẽ khiến cho không khí trong khu vực nội thành nóng nắng , làm mất dần đi vẻ đẹp trong lành, lãng mạn vốn có của xứ sở kim chi.
Chương 3: Khảo sát đảo nhiệt đô thị tại Hàn Quốc
      Khảo sát ở 3 đô thị lớn của Hàn Quốc: Seoul, Busan, Incheon.
1.    Nhiệt độ trung bình của các thành phố trung tâm và so sánh theo mùa đông và mùa hè năm 2013
-    Nhiệt độ trung bình năm 2013 của Seoul, Busan, Incheon lần lượt là: 12,6 độ C; 15,3 độ C; 12,1 độ C.
-    So sánh nhiệt độ vào mùa đông và mùa hè của 3 thành phố trên
2.    So sánh nhiệt độ trung bình giữa các khu vực (giữa thành phố và ngoại thành) từ 1/2013- 10/2014 theo mùa (xuân, hè).
So sánh Seoul, Busan, Incheon với 3 khu vực: Baengnyeong-do, Geumsan và Gyeongju: Kết quả cho thấy,  mặc dù nhiệt độ TB  giữa các tỉnh có sự thay đổi qua các năm, nhưng về cơ bản thì nền nhiệt trung bình của các đô thị thường cao hơn các khu vực ngoại thành từ 2-3 độ C , nếu so với khu vực nông thôn, con số này có lẽ cao hơn và chênh lệch ở mức 4-5 độ C.
3.    So sánh sự thay đổi nhiệt độ các khu vực đô thị theo thời gian năm 2013 so với năm 2014 ( 1/2013-10/2013 so với 1/2014-10/2014)
Seoul có sự tăng nhiệt độ trung bình năm nhanh hơn, tiếp theo là đến Incheon. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng mỗi năm nhiệt độ TB tăng gần 1 độ C thì dự đoán đến năm 2020, nhiệt độ trung bình năm của Seoul là 20 độ C và Incheon là 16,5 độ C.
4.    So sánh sự đảo nhiệt đô thị giữa Seoul – Hà Nội – Tokyo ( nhiệt độ trung bình năm 2013)
-    Giống nhau: Cả 3 đô thị đặc biệt này đều có nhiệt độ trung bình năm liên tục tăng và tháng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trong năm thường vào tháng 8.
-    Khác nhau: Tốc độ tăng nhiệt độ trung bình của Tokyo là nhanh hơn 2 thành phố kia và sự chênh lệch nhiệt độ với khu vực xung quanh cũng rõ nét hơn.
5.    Đề xuất hướng giải quyết cho vấn đề môi trường ở Hàn Quốc và Việt Nam

C.    Kết luận: 
Từ 1/2013-10/2014 sự chênh lệch nhiệt độ giữa khu vực nội thành và khu vực xung quanh Hàn Quốc đang có xu hướng tăng. Mặc dù, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều chính sách để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên chưa được như mong muốn.

SV. Nguyễn Thị Hòa
K57 Bộ môn Hàn quốc học

 

Bình luận của bạn