banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Tóm tắt báo cáo] Hôn nhân Hàn - Việt và chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với gia đình đa văn hóa



[Tóm tắt báo cáo] Hôn nhân Hàn - Việt và chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với gia đình đa văn hóa
Báo cáo khoa học "Hôn nhân Hàn - Việt và chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với gia đình đa văn hóa" được thực hiện bởi sinh viên Dương Thu Thảo - K58 Hàn Quốc học trong năm 2016.

Quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân thông qua các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Ở Việt Nam, ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất trong những năm gần đây là các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt là với người Hàn Quốc.

Hôn nhân quốc tế tất yếu tạo nên gia đình đa văn hóa, góp phần cấu thành tính đa văn hóa của xã hội Hàn Quốc. Hiện nay vấn đề xã hội đa văn hóa đã trở thành hiện thực với Hàn Quốc – một quốc gia trong suốt quá trình phát triển lâu dài của lịch sử vẫn luôn tự tôn về tính thuần nhất của cộng đồng Hàn.

Đối tượng nghiên cứu:giới hạn ở trường hợp cô dâu Việt và chú rể Hàn đang sinh sống tại Hàn Quốc và gia đình đa văn hóa Hàn – Việt.

Phạm vi nghiên cứu: Quan hệ hôn nhân Việt – Hàn hiện nay đã mở rộng ra các đối tượng là phụ nữ miền Bắc nhưng nó lại xuất hiện và diễn ra phổ biến nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ.

NỘI DUNG:

CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG CỦA HÔN NHÂN VIỆT NAM - HÀN QUỐC 

1. Khái niệm kết hôn quốc tế:  Kết hôn quốc tế được hiểu chung là nam nữ khác quốc tịch kết hôn với nhau. 

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hôn nhân Việt – Hàn bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

*Về nguyên nhân chủ quan:thứ nhất đó là do Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ quốc tế Việt Nam – Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho công dân hai nước gặp gỡ, trao đổi tiến tới hôn nhân; khuyến khích các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát triển. Thứ hai đó là sự mất cân bằng giới tính tác động đến chính sách của Chính phủ Hàn Quốc. Tỉ lệ mất cân bằng giới tính lên tới đỉnh điểm vào năm 1990 do kỹ thuật lựa chọn giới tính bắt đầu được phổ biến. Hơn nữa vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc ngày càng cao, làm cho tiêu chuẩn chọn chồng của họ cũng vì thế mà cao hơn. Nhiều đàn ông Hàn Quốc xuất thân nông dân, học vị thấp không thể đáp ứng được yêu cầu của phụ nữ hiện đại và có nguy cơ không lấy được vợ.

* Về nguyên nhân khách quan: thứ nhất là xuất phát từ chủ thể kết hôn, phụ nữ Việt quan niệm nếu lấy chồng Hàn thì sẽ đổi đời. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ mục đích kinh tế. Ngoài ra còn phải kể đến tác động mạnh mẽ của trung tâm môi giới.

3. Đặc điểm của hôn nhân Hàn – Việt:

* Đặc điểm thị trường: Các nghiên cứu về hôn nhân đa văn hóa ở Hàn Quốc đều xác nhận hiện tượng gia tăng kết hôn quốc tế ở Hàn Quốc không phải là hiện tượng xuất hiện do sự mở rộng phạm vi đối tượng lựa chọn mà chính là do cơ hội lựa chọn bạn đời trong nước của nam giới Hàn Quốc bị thu hẹp. Hệ quả này đã gây nên khủng hoảng hôn nhân đối với một bộ phận nam giới nông thôn và dân nghèo đô thị ở Hàn Quốc và tạo ra một thị trườngcần tìm kiếm bạn đời ở một đất nước khác ngoài Hàn Quốc, với sự hỗ trợ của hàng loạt công ty môi giới hôn nhân.

* Đặc điểm tự phát:  Tính tự phát thể hiện trước hết là ở sự thiếu chuẩn bịcủa các chủ thể trong việc chuẩn bị xây dựng gia đình đa văn hóa. hôn nhân Hàn - Việt không chỉ thiếu việc chuẩn bị công cụ ngôn ngữ giao tiếp mà còn hầu như thiếu tất cả các điều kiện để hiểu biết về văn hóa, chưa chuẩn bị đủ các kỹ năng để thích nghi, để hội nhập, những chuẩn bị tối cần thiết giúp gia đình đa văn hóa có thể thực hiện được những chức năng quan trọng và phức tạp của gia đình.

4. Thực trạng hôn nhân Việt – Hàn trong những năm qua: Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc bắt đầu diễn ra vào khoảng năm 1995 cùng với việc một số công nhân nữ Việt Nam sang làm việc, sau đó kết hôn với người Hàn Quốc. Theo thống kê củaCục Thống kê quốc gia Hàn Quốc (2005), hiện nay số lượng cô dâu Việt kết hôn với công dân Hàn Quốc đã lên tới con số 27.000 người, đứng thứ hai tại Hàn Quốc (chỉ sau cô dâu Trung Quốc) và đang có xu hướng tiếp tục tăng. 

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH VÀ GIẢI PHÁP CHO HÔN NHÂN QUỐC TẾ VIỆT - HÀN

1. Những vấn đề phát sinh của hôn nhân Việt – Hàn:

* Đi ngược với văn hóa kết hôn truyền thống: khôngtuân thủ lần lượt các nghi lễ: Dạm ngõ, Đính hôn và Vu quy. Cô dâu và chú rể kết hôn mà chẳng có một chút thông tin cơ bản nào về đối tượng kết hôn, từ buổi gặp gỡ ra mắt đến lễ kết hôn và kết thúc tuần trăng mật đều diễn ra một cách nhanh chóng.

* Xung đột văn hóa: Trong hàng ngàn năm lịch sử, tính đơn dân tộc, đơn văn hóa đã khiến cho người Hàn Quốc không trải nghiệm và không có kinh nghiệm về việc chung sống trong xã hội đa văn hóa, đa dân tộc. Văn hóa tôn ti rất mạnh ở Hàn Quốc nên một khi phụ nữ đã bị xếp vào bậc thang giá trị thấp hơn là phải tuyệt đối phục tùng và tôn kính người trên vì vậy người phụ nữ, đặc biệt là con dâu trong gia đình Hàn Quốc phải chịu áp lực bất bình đẳng rất lớn. Ngược lại, khu vực nông thôn miền Tây Nam Bộ Việt Nam thì sự cởi mở, xuề xòa, tự do phóng khoáng còn rõ nét hơn vì Nho giáo ít ảnh hưởng ở khu vực này và vì thế các cô dâu ra đi từ đây rất ít có thói quen phục tùng tuyệt đối, ít có khái niệm về lễ nghi. 

* Xung đột kinh tế: Vì mục tiêu kinh tế là động cơ kết hôn từ phía cô dâu và do điều kiện và năng lực hội nhập kém (trình độ học vấn thấp, không đủ ngoại ngữ, thiếu hiểu biết văn hóa Hàn) nên các cô dâu này sau khi kết hôn và sống ở Hàn Quốc có ít khả năng tham gia vào sản xuất để có thu nhập kinh tế. Vì vậy họ thường ở vào vị trí bị động và lệ thuộc về kinh tế vào chồng hay gia đình chồng.

Ngoài ra bài nghiên cứu còn trình bày một số vấn đề khác như cuộc sống hôn nhân bất hạnh, việc giáo dục con cái gặp nhiều khó khăn và sự xâm phạm quyền đối với phụ nữ Việt Nam.

2. Giải pháp cho hôn nhân quốc tế Việt – HànHai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc đều phải có những giải pháp riêng và sự chung tay hợp tác để giải quyết tốt vấn đề hôn nhân quốc tế này.

CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

1. Khái niệm gia đình đa văn hóa: Gia đình đa văn hóa là gia đình được cấu thành từ những người di trú qua hôn nhân với những người vốn mang quốc tịch Hàn Quốc hay những người đã gia nhập quốc tịch Hàn Quốc.

2. Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với gia đình đa văn hóa: phần này bài nghiên cứu dựa vào Các pháp lệnh liên quan đến gia đình đa văn hóa bao gồm: “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”, “Luật cơ bản về đối xử với người nước ngoài”, “Luật quốc tịch” và “Luật cơ bản liên quan đến gia đình và sức khỏe” của Chính phủ Hàn Quốc… đưa ra những chính sách thiết thực của Hàn Quốc hỗ trợ các gia đình đa văn hóa trên nhiều lĩnh vực của đời sống nhằm giúp gia đình đa văn hóa hào nhập tốt hơn với cộng đồng.

KẾT LUẬN: Rút ra kết luận ngắn gọn về bài nghiên cứu, đánh giá tổng quát hôn nhân quốc tế Việt- Hàn và gia đình đa văn hóa Việt – Hàn; đối với những giải pháp và chính sách hỗ trợ hôn nhân đa văn hóa cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc cần học hỏi lẫn nhau, tìm ra tiếng nói chung để quan hệ hôn nhân này trở nên tốt đẹp hơn.

Phần cuối bài nghiên cứu là mục tài liệu tham khảo.          

Tác giả: Dương Thu Thảo - K58 Hàn Quốc học                                                                                                     

Bình luận của bạn