Hiệu trưởng Phạm Quang Minh trả lời phỏng vấn của đài truyền hình NHK (Nhật Bản) về Thượng đỉnh Mỹ-Triều
26/02/2019

Nhà báo Jun Yotsumoto đặt câu hỏi xoay quanh các vấn đề: ý nghĩa của sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều đối với hoà bình và hợp tác ở khu vực và thế giới - đây liệu có phải là cái bắt tay đột phá cho hoà bình ? Tại sao Hà Nội, Việt Nam lại được chọn là địa điểm diễn ra sự kiện? Việt Nam chuẩn bị như thế nào về sự kiện này? Việt Nam sẽ nắm bắt cơ hội này như thế nào để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước cũng như thúc đẩy các quan hệ hợp tác trực tiếp trên các lĩnh chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục...?
Một trong những chia sẻ của GS.TS Phạm Quang Minh tại buổi phỏng vấn: "Đây không chỉ là Hội nghị Thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un mà còn liên quan tới vấn đề hòa bình, hữu nghị, thịnh vượng ở Đông Á và thế giới. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ tạo sức hấp dẫn với toàn thế giới thông qua Hội nghị này.
Việt Nam sẽ thu được nhiều lợi ích từ sự kiện này. Ở lĩnh vực du lịch, hơn 3.000 phóng viên nước ngoài sẽ đưa tin và quảng bá về Việt Nam như một đất nước tươi đẹp, mến khách và có nền ẩm thực hấp dẫn. Đây còn là cơ hội thúc đẩy kinh doanh cho Việt Nam bởi các doanh nhân sẽ nhìn ra nhiều thời cơ và điều kiện kinh doanh thuận lợi ở đây. Trong lĩnh vực chính trị quốc tế, nếu trước đây Việt Nam được nhìn nhận chủ yếu như một đất nước của chiến tranh với những hàm ý không tích cực thì ngày nay bạn thấy đấy, ở đây có một hội nghị thượng đỉnh quan trọng đang diễn ra. Rõ ràng thế giới đã tin vào Việt Nam nhiều hơn. Và đây là một thông điệp tốt để gửi đến bạn bè thế giới".
Sức nóng của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội đã và đang lan tới Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội - một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về các ngành khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, nơi có nhiều chuyên gia đầu ngành về lịch sử, quan hệ quốc tế, khoa học chính trị... Những ngày này, Nhà trường và các chuyên gia đón tiếp nhiều phóng viên của các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đến ghi hình và phỏng vấn. Sự tham gia của các chuyên gia bình luận chính trị và quan hệ quốc tế đến từ các trường đại học trên truyền thông và xã hội giúp sự kiện thu hút sự chú ý lớn của công chúng trong và ngoài nước.
Theo USSH
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Chủ tịch Triều Tiên và Tổng thống Mỹ đến Việt Nam
Tiến trình đàm phán dẫn tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai tại Việt Nam
Kim Jong-un muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân
Thông cáo về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Người Hàn kỳ vọng về hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim ở Hà Nội
Doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc hi vọng về 'phép màu' từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần II
Hàn Quốc muốn chia sẻ gánh nặng cho Mỹ trong đàm phán với Triều Tiên
Thượng đỉnh Trump - Kim khẳng định vị thế của Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim: Kim có thể học được gì từ nước chủ nhà Việt Nam?
Tin bài khác
Tuyên truyền về biển, đảo cho sinh viên Khoa Đông phương học
Tổng kết Hội nghị cựu sinh viên Khoa Đông phương học năm 2022
Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp #5
Nhà tù Hỏa Lò - Nơi khắc ghi dấu tích lịch sử "dã man" của thực dân Pháp
Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp #4
Báo cáo tổng kết mô hình hướng nghiệp sinh viên năm học 2021-2022