Nền văn học Anh - Ấn
11/04/2016

Khi nghĩ đến văn học Ấn-Anh, người ta không thể không nghĩ đến sự phức tạp và khó khăn trong việc lựa chọn một cái tên dành cho nó. Những cái tên sau đây đã được đưa ra trong nhiều cách giải thích khác nhau, gợi ý các sắc thái nghĩa khác nhau: 1. Anglo-Indian Literature (văn học Anh-Ấn); 2. Indo-Anglian Literature (văn học Ấn-Anh); 3. Indo-English Literature (Văn học Ấn-Anh); 4. Indian writing in English (tác phẩm Ấn Độ viết bằng tiếng Anh); 5. Indian - English writing (tác phẩm Ấn-Anh); và 6. Indian English Literature (Văn học Ấn-Anh).
Sự thật là các thuật ngữ văn học không bao giờ có thể giải thích một cách trọn vẹn và thích đáng tất cả. Đầu tiên, nền văn học này được gọi là nền văn học Anh-Ấn (Anglo-Indian Literature) trong bài viết đạt giải của Edward Farley Oate sử dụng tên gọi này) và nó bao trùm các bài viết của người Anh ở Ấn Độ với các đề tài về Ấn Độ nhưng cụm từ Anglo-Indian cũng liên quan đến một chủng tộc thiểu số ở Ấn Độ và ít nhiều mang chiều hướng miệt thị. Nhưng các sáng tác Ấn Độ bằng tiếng Anh cần được gọi tên. Cụm từ Văn học Ấn Độ (Indian Literature), tương tự như Văn học Mỹ hay Văn học Úc, không thích hợp cho bộ phận này vì với Mỹ và Úc, tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất (có thể có nhiều phương ngữ khác nhau hoặc tiếng Anh kết hợp như trường hợp của Văn học Mỹ Da đen-Black-American Literature) và đa số người dân sử dụng. Nhưng trường hợp của Ấn Độ lại khác. Indian Literature- có ý nghĩa, bất cứ nền văn học nào viết bằng bất cứ ngôn ngữ Ấn Độ nào, khó khăn bắt đầu từ đây.
Có ý kiến cho rằng J.H. Cousin đặt ra thuật ngữ Indo-Anglian literature vào năm 1883 và sau đó nó trở nên phổ biến bởi Sreenivasa Iyengar , người mở đường trong lĩnh vực này. Tuy nhiên bản thân Iyengar cảm thấy rằng cụm từ “Indo-Anglian” không phải là một cách diễn đạt đầy đủ và cụm từ này được ông sử dụng làm tiêu đề quyển cẩm nang về các tác phẩm Ấn Độ viết bằng tiếng Anh của mình, được giới thiệu bởi PEN (All India Center-Hội Văn bút toàn Ấn).
Trong quyển sách này, ông nhắc đến cụm từ “Indo-Anglian” và việc nó đã bị in nhầm thành Indo-Anglican như thế nào và ông đã gửi câu trả lời ra sao khi ông bị phạt vì cách diễn đạt cọc cạch này. Ông cảm thấy mọi người thích cụm từ “Indo-English” hơn “Indo-Anglian”, mặc dù “Indo-Anglian” có thể được sử dụng vừa như một tính từ vừa là một danh từ. Iyengar so sánh bộ phận văn học này với huyền thoại Sakuntala - cô gái bị bố mẹ cắt đứt quan hệ và cảm thấy rằng nó là một sự cống nạp và một bộ phận của Văn học Anh mà ông nhắc đến như là một sự biến đổi mới.
(Xem bài viết toàn văn tại cuốn Phương Đông: Truyền thống và Hiện đại, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2015)
Tác giả: PGS.TS. Đỗ Thu Hà
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Tính quy luật trong tiến trình mở đường của Trung Quốc: Trường hợp "nhất đới - nhất lộ"
Xây dựng nền Đông phương học Việt Nam
Tinh thần Ahimsa trong Jain giáo
Bước đầu tìm hiểu biểu tượng lửa trong văn hóa Ấn Độ
Một số phong tục tập quán liên quan đến việc dựng nhà của người Jarai
Những đề xuất của Hồ Thích về vấn đề phụ nữ trên Tạp chí Tân Thanh niên
Một số giá trị truyền thống trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Hoa ở Việt Nam
15 năm (2001-2015) Hợp tác Việt - Lào: Thành tựu và Triển vọng
Tin bài khác
Học từ sách vở, học từ cuộc đời
Chung tay hỗ trợ Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19
Thông báo tuyển sinh đào tạo Sau đại học - Khoa Đông phương học
Thông báo mở lớp bổ sung kiến thức
Sơ khảo thi nói tiếng Hàn - Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2021
Tọa đàm trực tuyến: Các vấn đề và sự thích nghi của DN Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam
Đội bóng đá Khoa Đông phương học