banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Tóm tắt báo cáo] Ngành hàng hải Ấn Độ và công nghiệp đóng tàu thời kỳ Mughal



[Tóm tắt báo cáo] Ngành hàng hải Ấn Độ và công nghiệp đóng tàu thời kỳ Mughal
Báo cáo khoa học "Ngành hàng hải Ấn Độ và công nghiệp đóng tàu thời kỳ Mughal" được thực hiện bởi sinh viên Phan Thị Thu Hằng K58 Ấn Độ học và được trình bày tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên bộ môn Ấn Độ năm 2016.

Chương I: Khái quát ngành hàng hải Ấn Độ và Công nghiệp đóng tàu Ấn Độ

1.1. Lịch sử ngành hàng hải Ấn Độ

Lịch sử hàng hải của Ấn Độ được cho rằng ra đời trước sự ra đời của nền văn minh phương Tây. Ngay trong nền văn minh đầu tiên của Ấn Độ- Harappan, hải cảng  đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Lothal khoảng 2300 năm  trước Công nguyên. Ngay từ xa xưa người dân Ấn Độ đã lợi dụng điểm mạnh của địa hình để phát triển ngành thương mại qua việc vận chuyển hàng hóa bằng con đường giao thông bằng đường thủy.  Không chỉ với những bằng chứng sử học, khảo cố học mà văn học cũng như nghệ thuật của Ấn Độ ngay từ thời kì cổ đại đã chứng minh sự phát triển của ngành vận tải biển. Trong thời kì Rig Veda người Ấn đã có những cuộc giao thương và buôn bán với các quốc gia khác mà cụ thể là người Ai Cập thông qua trung gian là người Lưỡng Hà. Mặt hàng buôn bán chủ yếu trong thời kì này chính là vàng và hương liệu. Các tác phẩm của thời kì Atharva Veda thì những con tàu này được trang bị những thiết bị tiên tiến nhất, được thiết kế rộng rãi, thoải mái cùng với các chất liệu làm con tàu tiến bộ hơn.

 1.2. Khái quát ngành đóng tầu Ấn Độ

Đóng tàu là xây dựng và thiết kế các loại tàu thuyền khác nhau.  Việc đóng tàu do một cơ sở chuyên sản xuất cũng như phân phối các sản phẩm này được gọi là nhà máy đóng tàu. Đóng tàu và sửa chữa tàu không chỉ phục vụ cho mục đích về kinh tế mà nó còn đóng một vai trò rất lớn trong quân sự. Việc đóng tàu ở Ấn Độ nhằm phục vụ cho mục đích đi lại đã xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Nó tồn tại ngay trong thời kì văn minh Harappan-nền văn minh sông Ấn rực rỡ. Trong giai đoạn Veda thì những con tàu này có kích cỡ rất lớn: tàu có sức chứa hơn 700 hành khách, bên cạnh đó thuyền còn được trang bị hơn 30 mái chèo. Trong thời kì Gupta không chỉ có những con tàu đơn mà còn có tàu đôi với bốn và nhiều hơn bốn cột buồm. Các con tàu này bắt đầu được sản xuất bằng kim loại quý hiếm: vàng, bạc hoặc hợp kim của hai loại kim loại trên. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trên toàn thế giới và Ấn Độ cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng này. Nhờ có cuộc cách mạng này đã xuất hiện một số thiết kế của những con tàu thay đổi. Một trong những thay đổi quan trọng đó chính là mái chèo chạy bằng máy hơi nước làm giảm thiểu sự phụ thuộc vào sức người. Một sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ngành đóng tàu của Ấn Độ đó chính là sự ra đời của chân vịt vào năm 1836.  Cuộc du hành của nhà thám hiểm châu Âu Vasco da Gama trong thế kỷ thứ 13đã đặt nền tảng cho chế độ xâm chiếm thuộc địa sau này. Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp to lớn về công nghệ đóng tàu cũng như khoa học kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã mở ra một chân trời mới cho ngành công nghệ đóng tàu của Ấn Độ. Đặc biệt đến thế kỉ 17, ngành công nghiệp đóng tàu của Ấn Độ có sự hồi sinh mạnh mẽ. Tuy nhiên đến giữa những năm của thế kỉ 17 và đầu nhưng năm của thế kỉ 18 ngành công nghiệp đóng tàu không có những bước phát triển mới.. 

Chương II: Triều đại Mughal và công nghiệp đóng tàu

2.1. Khái quát về triều đại Mughal

Đế chế Mughal là một đế chế với tôn giáo chính là Islam. Đế chế này chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ba Tư. Trong thời kì này, đế quốc Mughal có lãnh thổ rộng đến 4.000.000 km² với dân số khoảng 110- 130 triệu người.

Một trong những đóng góp lớn của triều đại Mughal đó chính là nghệ thuật kiến trúc.  Nhiều di tích được xây dựng bởi các hoàng đế Hồi giáo, đặc biệt là triều đại vua Shah Jahan: Taj Mahal, Pháo đài Đỏ, Cổng thành Agra… Ngoài ra còn có các cung điện, lăng tẩm khác. Ngoài ra, Ấn Độ còn ghi nhận được những đóng góp của triều đại này trong nền văn hóa như: ẩm thực, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật Ba Tư, cảnh quan  và đặc biệt phải kể đến các tuyến đường thương mại của Ấn Độ với các quốc gia khác.

Về khoa học và công nghệ thời kì này đã quan tâm đến các lý thuyết về thiên văn học.

2.2. Công nghiệp đóng tàu dưới triều đại Mughal

2.2.1. Nhu cầu giao thương buôn bán

Sợi dây liên kết giữa Tây Âu và đế chế Mughal bắt đầu ngay những ngày đầu của thế kỉ 17.  Người Bồ Đào Nha, Anh và sau này, người Hà Lan là những người buôn bán với các đế chế Mughal. Khi nhận thấy sức mạnh Hồi giáo trên tiểu lục địa Ấn Độ, các đế vương của Mughal đã quan tâm nhiều hơn trong đồng hóa đất, nghiên cứu lịch sử, phong tục, tôn giáo của người dân ở khu vực này, và có mối quan hệ than thiết với hai đế quốc Hồi giáo khác là Saffavid và Ottoman. Thời kì này các đế vương Mughal cho phép các chủ buôn Anh và Hà Lan được phép buôn bán tại các cảng biển thương mại. Đến năm 1664 với sự cạnh tranh của công ty Đông Ấn đã khiến cho thị trường thương mại trong khu vực Ấn Độ Dương trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

 2.2. Nhu cầu phục vụ quân đội Mughal

 Quân đội thời kì Mughal được biết đến là đội quân hùng hậu và hiếu chiến nhất trên thế giới. Để có được lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn như ngày nay thì phải kể đến các chiến tích của những người chiến sĩ này. Bên cạnh những thiết bị quân sự hiện đại vào thời kì bấy giờ như súng và thuốc sung thì trong thời kì này quân đội Ấn Độ đã dùng đến những con tàu để phục vụ cho lợi ích của mình.

Chương III: Công nghiệp đóng tàu Ấn Độ - Thách thức và triển vọng

3.1.  Triển vọng

Thứ nhất là giá nhân công rẻ. Đây là nhân tố quan trọng và chiếm 10% tổng số tiền đầu tư để đóng thành công một con tàu. Lương nhân công Ấn Độ thấp hơn so với lương của các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thứ hai là nhu cầu sử dụng tàu thuyền trong nội địa lớn

Thứ ba là củng cố nguồn cung ứng vật liệu trong ngành công nghiệp này. Ấn Độ là quốc gia có nền công nghiệp sản xuất vật liệu thô truyền thống. Bên cạnh đó Ấn Độ còn có khả năng về sản xuất thép.

Thứ tư là vị trí chiến lược của Ấn Độ. Ấn Độ có đường bờ biển dài dài hơn 7500km. Ngoài ra những cảng nước sâu nên việc sản xuất công nghiệp đóng tàu càng bức thiết để phục vụ nhu cầu sử dụng.

3.2. Thách thức

Thứ nhất là lợi nhuận thu về để đóng một chiếc tàu thấp nên Ấn Độ gặp nhiều khó khăn

Thứ hai là về thuế. Thuế được đánh ở mức 12,36% đối với việc sáng chế và xây dựng ra một chiếc tàu. Trong khi đó tiền thuế ở các nước khác thì thấp hơn.

Tác giả: Phan Thị Thu Hằng - K58 Ấn Độ học

Bình luận của bạn