banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Tóm tắt báo cáo] Những nét đặc sắc đưa Ấn Độ dần trở thành trung tâm điện ảnh của châu Á



[Tóm tắt báo cáo] Những nét đặc sắc đưa Ấn Độ dần trở thành trung tâm điện ảnh của châu Á
Báo cáo khoa học "Những nét đặc sắc đưa Ấn Độ dần trở thành trung tâm điện ảnh của châu Á" được thực hiện bởi sinh viên Bùi Thị Lương K58 Ấn Độ học và được trình bày tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên bộ môn Ấn Độ.

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1 Giải thích khái niệm: Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động bằng phương pháp sử dụng máy quay cầm tay, kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim.

1.2 Đất nước Ấn Độ: Ấn Độ là quốc gia Nam Á, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là quốc gia đông dân với gần 1,3 tỉ người và là nơi sinh ra 4 tôn giáo chính. Ấn Độ còn nổi tiếng với kho tàng văn học đồ sộ, là nền móng cho sự phát triển điện ảnh sau này.

1.3 Lịch sử điện ảnh Ấn Độ: Là một nền nghệ thuật non trẻ, được du nhập từ phương Tây được khoảng 100 năm. Bộ phim câm đầu tiên được công chiếu vào ngày 3/5/1913 tại Bombay mang tên Raja Harischandra của Dhundiraj Govind Phalke. Bộ phim có tiếng đầu tiên mang tên “Alam Ara” của Ardeshir Irani phát hành ngày 14/03/1931 tại rạp Majestic ở Bombay.

1.4 Phân biệt các trung tâm điện ảnh Ấn Độ:  Ở Ấn Độ có 5 trung tâm điện ảnh chính phân theo ngôn ngữ là: Bollywood, Telugu (Tollywood), Tamil (Kollywood), Kannada và Malayalam

1.5 Sự phát triển của điện ảnh Ấn Độ

  1. Quy mô: Là quốc gia sản xuất phim lớn nhất Thế giới trung bình 1000 bộ phim 1 năm và các bộ phim được dịch ra 30 thứ tiếng trên toàn Thế giới.
  2. Các giải thưởng: Đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, tiêu biểu là bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột” với 8 giải Oscar
  3. Ưu thế của Bollywood so với Hollywood: Về số lượng phim, tổng số vé trên toàn Thế giới cũng như mức tăng trưởng hàng năm của Bollywood vượt Hollywood.

Chương 2. Những nét đặc sắc đưa Ấn Độ dần trở thành trung tâm điện ảnh Châu Á

2.1 Đầu tư lớn cho điện ảnh:  Để tạo ra sức hấp dẫn cho những bộ phim đối với khán giả, các nhà sản xuất phim Ấn Độ sẵn sàng chi hàng triệu USD để đầu tư về hình ảnh, phim trường, diễn viên, kỹ xảo…cho bộ phim riêng. Bộ phim “Robot” (Endhiran) có vốn đầu tư lên đến 54,2 triệu đô là và là bộ phim đắt đỏ nhất của Ấn Độ từ trước tới giờ.

2.2 Điểm khác biệt về thể loại, nội dung: Thể loại tình cảm, hài hước, hành động, giả tưởng dễ chiếm được cảm tình của khán giả. Các chủ đề thì xoay quanh cuộc sống hàng ngày như gia đình, bạn bè, tình yêu…và đều mang triết lý nhân văn sâu sắc. Phim thường đan xen ca hát và nhảy múa, là nét đặc trưng của văn hóa Ấn Độ. Nhờ các tiết mục ca vũ ấy đã đem về danh thu lớn cho các đoàn làm phim.

2.3 Tiêu chuẩn cao khi chọn diễn viên: Các diễn viên bắt buộc phải thông thạo tiếng Anh và tiếng Hindi, nếu biết nhiều các ngôn ngữ khác sẽ dễ dàng nhận được sự đồng ý từ các nhà tuyển chọn. Diễn viên Ấn Độ đều có gương mặt sáng sủa, bắt mắt. Diễn viên nữ thì phải có làn da mịn màng, khung xương nhỏ toát lên vẻ nữ tính. Nam thì cao ráo, có râu quai nón, làn da rám nắng, lông mày rậm…Ngoài ra họ còn phải có học thức, bằng cấp.

2.4 Diễn xuất vừa tự nhiên vừa tinh tế: Họ diễn theo lối dùng cơ thể để truyền đạt cảm xúc đặc biệt là dùng đôi mắt to tròn đầy mê hoặc để lay động lòng người. Cùng với đó là sự uyển chuyển của cơ thể thông qua vũ đạo để vẽ lên bức tranh nội dung mà không cần lời thoại.

2.5 Quảng cáo và tiếp thị: Ấn Độ thường xuyên tổ chức các Liên hoan phim với nước ngoài như Pháp, Mỹ, Italia…quảng bá các sản phẩm điện ảnh. Họ sẵn sàng chi số tiền lớn để làm các áp-phích quảng cáo phim mà tiêu biểu là bộ phim sử thi “Baahubali” được ghi vào kỉ lục guinness hạng mục áp- phích phim lớn nhất Thế giới.

2.6 Kỹ xảo điện ảnh: Ấn Độ có khoảng 40 công ty chuyên làm kỹ xảo cả trong và ngoài nước. Hầu hết các dự án kỹ xảo của Hollywood cũng đều được làm tại các công ty này vì giá thành rẻ hơn. Chính vì vậy, đây là một lợi thế để truyền tải những thước phim hoành tráng cho khán giả.

Chương 3: Đánh giá

3.1. Tiềm năng

Dân số đông góp phần tăng doanh số cho phim nội địa cùng với đó là số lượng người Ấn ở nước ngoài cũng như các nước sử dụng tiếng Ấn đã làm thay đổi đáng kể vị trí phim Ấn Độ trên trường Quốc tế. Nội dung phim thì đang thay đổi để phù hợp với xu hướng hiện đại nhưng vẫn mang những nét đặc sắc của ca hát giúp phim Ấn Độ đứng vững trên bảng xếp hạng. Song song với đó là sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ góp phần nâng cao khoa học kỹ thuật cũng như kỹ xảo để đưa phim Ấn lên tầm cao mới

3.2. Hạn chế

Tuy nhiên phim Ấn Độ cũng còn tồn đọng một số hạn chế mà trước hết đó là sự dài dòng, lê thê của các phân cảnh. Thứ hai là nhiều phim lồng quá nhiều ca nhạc sẽ khiến khán giả nước ngoài thấy khó chịu. Thứ ba là các bộ phim hiện đại chưa diễn tả được cuộc sống đời thực của xã hội Ấn Độ do quay quá nhiều ở nước ngoài. Thứ tư là do văn hóa Ấn Độ chưa thực sự được phủ sóng rộng rãi trong khu vực phần nào gây khó khăn trong việc truyền bá điện ảnh Ấn Độ.

3.3. Dự đoán xu hướng phát triển

Với các tiềm năng về làm kỹ xảo điện ảnh đẹp và giá thành rẻ hơn các nước khác, điện ảnh Ấn Độ sẽ tiếp tục cho ra mắt các bộ phim sử dụng nhiều kỹ xảo, kế thừa thành công của các bộ phim “Robot”, “Dhoom”. Cùng với đó là sự bão hòa của các nội dung hiện đại, Ấn Độ lại có tiềm năng về thể loại phim giả tưởng và thần thánh hóa các vị thần nhưng mang phong cách hiện đại thì đây sẽ là một trong những xu hướng làm phim sắp tới của Ấn Độ.

3.3. Ảnh hưởng của phim Ấn Độ tới Việt Nam

Những năm trở lại đây, phim Ấn Độ được chú ý hơn ở Việt Nam nhờ những ý nghĩa thông điệp mà bộ phim truyền đạt điều ấy được thể hiện rõ nhất kể từ ngày phát sóng bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột”. Ngoài ra các thể loại phim dài tập cũng đang được khán giả Việt Nam hưởng ứng tiêu biểu là hàng loạt các bộ phim dài như “Cô dâu 8 tuổi” “Vợ tôi là cảnh sát” “Con gái của cha”…Điều ấy cũng chứng tỏ văn hóa Ấn Độ sẽ sớm được phổ biến rộng rãi tới khán giả Việt Nam trong tương lai.

Tác giả: Bùi Thị Lương - K58 Ấn Độ học

Bình luận của bạn