banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo] Mục tiêu và thách thức trong chính sách kinh tế Abenomics



[Báo cáo] Mục tiêu và thách thức trong chính sách kinh tế Abenomics
Báo cáo "Mục tiêu và thách thức trong chính sách kinh tế Abenomics" được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Mạnh Nam Sơn K58 Nhật Bản học dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Minh Vũ. Báo cáo đã đạt giải Ba tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Đông phương học năm 2016

CHƯƠNG 1 : TÌNH TRẠNG KINH TẾ NHẬT BẢN TRƯỚC ABENOMICS

1.1. Thực trạng của kinh tế Nhật Bản sau sự sụp đổ của kinh tế bong bóng.

Sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài triền miên, thể hiện ở các mặt:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh.
  • Tổng tài sản quốc gia giảm.
  • Ngành ngân hàng rơi vào khủng hoảng, nợ xấu tràn lan.

Nguyên nhân của tình trạng suy thoái kinh tế gồm 3 yếu tố chính:

  • Mô hình quản lý kinh tế của chính phủ mà tiêu biểu là mô hình “chính phủ chủ đạo”.
  • Hệ thống tài chính yếu kém và nhiều bất cập bộc lộ trong hệ thống ngân hàng.
  • Chính sách kinh tế đối ngoại khuyến khích hướng ngoại trong mọi hoạt động sản xuất, xuất khẩu hay đào tạo nhưng hạn chế hoạt động của nước ngoài trong Nhật Bản.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như thị trường lao động khép kín; hệ thống giáo dục đào tạo thiếu tính sáng tạo.

1.2. Những biện pháp cải cách của chính phủ Nhật Bản.

  • Về chính trị: cải tổ dần thành hệ thống chính trị đa nguyên và luân phiên cầm quyền giữa hai đảng chính trị đối lập nhau. Ngoài ra, thủ tướng Koizumi Junichirou đề xuất việc loại bỏ phe phái trong các đảng mà ở đây là Đảng LDP; yêu cầu các ứng cử viên thượng nghị sĩ phải trung lập - tức không thuộc phe phái nào - và đưa ra chế độ bầu cử mới mà Thủ tướng được cử tri bầu nên thay vì là chủ tịch đảng có số ghế cao nhất trong Quốc hội.
  • Về kinh tế: chính phủ Nhật Bản đã thực hiện những cải cách như: tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước; thu hẹp các ngành chịu sự điều chỉnh của Nhà nước; cải cách hệ thống hành chính, tự do hóa tài chính; cải cách về hệ thống ngân hàng; điều chỉnh ngân sách và chế độ thuế; cải cách về bảo hiểm xã hội; cải tổ cơ cấu các công ty... Ngoài ra chính phủ Nhật Bản còn mở cửa, tự do hóa thị trường lao động, thúc đầy hội nhập kinh tế, cải cách giáo dục và nghiên cứu.

Tuy nhiên, sau 20 năm những cải cách này tỏ ra không mấy hiệu quả, thể hiện ở việc kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi suy thoái:

  • Tỉ lệ nợ công cao ngất ngưởng.
  • Giảm phát ngày càng tăng.
  • Nạn thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng.

1.3. Những ảnh hưởng khác lên kinh tế Nhật Bản

  • Khủng hoảng kinh tế năm 2008 từ Mỹ.
  • Thảm họa kép Động đất – Sóng thần tại miền Đông Nhật Bản.
  • Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cùng các tranh chấp chủ quyền, nguy cơ vũ khí hật nhân từ Triều Tiên.

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ABENOMICS

2.1. Khái quát về chính sách kinh tế Abenomics.

Chính sách Abenomics bắt đầu từ tháng 12 năm 2012, gồm 3 trụ cột hay còn gọi là “chiến lược 3 mũi tên”  gồm chính sách nới lỏng tiền tệ; chính sách thúc đẩy chi tiêu công và cuối cùng là chính sách tăng trưởng kinh tế sâu rộng. Cho đến nay, Abenomics là chính sách đạt được nhiều kết quả khả quan so với những chính sách trước đó của chính phủ Nhật Bản.

2.2. Chính lược 3 mũi tên – trụ cột của Abenomics và tác dụng.

“Chiến lược 3 mũi tên” gồm:

  • Chính sách nới lỏng tiền tệ.
  • Chính sách thúc đẩy chi tiêu công.
  • Chính sách tăng trưởng kinh tế sâu rộng.

Trên lý thuyết, những chính sách này sẽ đem lại những khởi sắc cho kinh tế Nhật như:

  • Chính sách thứ nhất sẽ giúp tăng cường xuất khẩu.
  • Chính sách thứ hai ngăn chặn tình trạng giảm phát.
  • Chính sách thứ ba đem lại sự cân bằng và ổn định cho kinh tế - xã hội.

 2.3. Những kết quả Abenomics đạt được đến nay.

Về sự phục hồi nền kinh tế:

  • Tăng trưởng GDP ổn định trở lại.
  • Lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng đáng kể.

Về chống giảm phát: CPI đã tăng trở lại.

Về việc làm: Tỉ lệ thất nghiệp giảm, tỉ lệ việc làm cho người tìm việc tăng.

Về hợp tác kinh tế: Xuất khẩu cải thiện nhanh chóng cùng với việc kí hiệp định TPP hứa hẹn mạng lại thị trường cho Nhật Bản.

2.4. Những hạn chế và thách thức của Abenomics.

  • Trong vấn đề phục hồi kinh tế.
  • Trong chống giảm phát.
  • Trong vấn đề việc làm và lao động.
  • Trong vấn đề ngân sách nhà nước và tài khóa.

KẾT LUẬN

  • Chính sách Abenomics là một bước tiến mới trong quá trình phục hồi nền kinh tế Nhật Bản
  • Tuy nhiên, bản thân Abenomics cũng có nhiều hạn chế và khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện, cùng một số nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự thành công của chính sách này.

TS. Lưu Tuấn Anh trao giải Ba nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa năm 2016

(Báo cáo viên Nguyễn Mạnh Nam Sơn - thứ 3 từ trái sang)

Tác giả: Nam Sơn K58 Nhật Bản học

Bình luận của bạn