banner

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

[Báo cáo] Ngoại giao văn hóa Cricket trong mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan giai đoạn 1987 - 2007



[Báo cáo] Ngoại giao văn hóa Cricket trong mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan giai đoạn 1987 - 2007
Báo cáo "Ngoại giao văn hóa Cricket trong mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan giai đoạn 1987 - 2007" được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Thu Hà K58 Ấn Độ học dưới sự hướng dẫn của ThS. Phùng Thị Thảo. Báo cáo đã đạt giải Nhì trong Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Đông phương học năm 2016.

       I - Cơ sở lý luận bài nghiên cứu khoa học 

      1. Khái quát chung về mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan

Ấn Độ - Pakistan vốn thuộc chung một nước, nhưng đã nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn xung quanh vấn đền tôn giáo và trong quá trình xâm lược và cai trị của thực dân Anh đến năm 1947 hai nước đã tách ra dựa trên cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên sau khi chia tách hai bên vẫn trong tình trạng căng thẳng đối đầu và mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan được ví như một cuộc “li hôn” đầy đau đớn, cay đắng, óan giận và phức tạp nhất trong lịch sử giữa hai nước cũng như trên thế giới.

      2. Thể thao Cricket

Ngày nay Cricket là một môn thể thao phổ biến thứ hai thế giới sau bóng đá có nguồn gốc từ nước Anh.Cricket bắt đầu được chơi ở nông thôn miền Nam nước Anh trong thế kỷ XVI, các trận đấu Cricket đầu tiên ghi nhận diễn ra tại Kent vào năm 1646.Đến năm 1700, Cricket bắt đầu trở nên phổ biến rộng rãi và được ghi chép tại Anh.

Tại tiểu lục địa Ấn Độ Cricket được du nhập vào thông qua quá trình xâm lược của thực dân Anh.Trải qua năm tháng Cricket tại Ấn Độ thuộc Anh ngày càng phát triển và sau khi chia tách năm 1947 Cricket vẫn là môn thể thao được yêu thích nhất tại hai quốc gia này.

       3. Các khái niệm

       3. 1. Ngoại giao 

Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình...

Tại Ấn Độ ngành ngoại giao được cho là “Arthashastra” của tác giả Chanakya (hay còn được gọi là Kautilya) cũng là người đã sáng lập ra vương triều Mauryan (350 TCN – 275 TCN) cai trị trong thế kỷ thứ III Trước Công nguyên.

       3. 2. Ngoại giao văn hóa

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngoại giao văn hóa tuy nhiên theo tác giả Nhà nghiên cứu Milton C. Cummings Jr (Trung tâm nghệ thuật và văn hóa Mỹ tại Washington) định nghĩa: Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Theo góc độ quan hệ quốc tế ngoại giao văn hóa là một trong ba chụ cộtchính của hoạt động ngoại giao, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế của.Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng

       3. 3 Ngoại giao Cricket

Năm 1987 Thủ tướng Pakistan Zia-ul-Haq đã đến Ấn Độ để theo dõi một trận thi đấu Cricket và sau đó Ông đã nâng tầm thể thao Cricket thành ngoại giao Cricket trong ngoại giao văn hóa với Ấn Độ.

Ngoại giao Cricket là việc bao gồm sử dụng các trò chơi Cricket như một công cụ chính trị để nâng cao hoặc làm xấu đi quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia chơi môn Cricket.

II. Vai trò của ngoại giao văn hóa Cricket trong mối quan hệ giữa Ấn Độ - Pakistan giai đoạn 1987 – 2007

1. Ngoại giao văn hóa Cricket giúp cải thiện tình hình chính trị hai nước trong giai đoạn 1987 – 2007

Năm 1987 ngoại giao Cricket được thiết lập bất chấp tình hình chính trị không cho phép.Cho thấy hai bên ý thức được việc đẩy mạnh giải quyết các mâu thuẫn thông qua con đường ngoại giao văn hóa hòa bình.

Năm 1989, đội Cricket Ấn Độ đến Pakistan thi đấu.Tuy nhiên, cuối năm 1989 chính trị xấu đi do sự nổi dậy của binh lính Pakistan tại vùng Kashmir và khủng hoảng chính trị trong những năm 90 đã khiến cho chính phủ hai bên ra lệnh ngừng thi đấu Cricket song phương.

Năm 1997, Ấn Độ đến Pakistan thi đấu trong ngày One Day International. Đến năm 1998 hai nước thử hạt nhân và trở thành cường quốc hạt nhân do đó một lần nữa ngoại giao văn hóa Cricket chịu tổn thất do tình hình chính trị hai nước xấu đi.

Cuối năm 1999, đội bóng Pakistan đến Ấn Độ thi đấu và giành chiến thắng đây được xem là trận đấu thành công nhất giữa hai quốc gia từ khi thiết lập ngoại giao Cricket. Sau đó tình hình chính trị trở nên căng thẳng do cuộc xung đột Kargil, cướp máy bay India Airline do phần tử Muslim cực đoan gây ra hay cuộc tấn công vào tòa nhà quốc hội Ấn Độ đã khiến chính phủ Ấn Độ tức giận và cắt đứt mọi trận thi đấu Cricket song phương với Pakistan.

Năm 2003, chính phủ Pakistan ra lệnh ngừng bắn tại Kashmir, phía Ấn Độ hoan nghênh động thái này và đã cho nối lại các trận đấu Cricket song phương đã bị cát đứt từ năm 1999.

Năm 2004, hai bên tham dự thi đấu “The Friendship series” đây là cuộc thi đấu thành công nhất trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan kể từ khi chính sách ngoại giao văn hóa Cricket được sử dụng nhằm làm dịu mối quan hệ không mấy êm ả giữa Ấn Độ-Pakistan.

Trong chuyến công du tới Ấn Độ năm 2005, Thủ tướng Ấn Độ Mamohan Singh đã mời Thủ tướng Pakistan Pervez Musharraf đến Dehli để theo dõi một trận đấu Cricket song phương, thông qua trận đấu tình hình chính trị giữa Ấn Độ - Pakistan ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Mặc dù các trận đấu Cricket không được tổ chức thường xuyên vào hàng năm giữa hai nước, nhưng dù sao thì môn thể thao Cricket cũng đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao văn hóa hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan.

2. Ngoại giao văn hóa Cricket giúp thắt chặt mối quan hệ hai nước trong giai đoạn 1987 – 2007

Trận thi đấu năm 1999  diễn ra bất chấp hai bên tiến hành thử nghiệp năng lượng và sự phản đối gay gắt của đảng Shiv sena, thế nhưng trận đấu vẫn được diễn ra và thành công tốt đẹp. Trận đấu Cricket song phương cũng đã đánh dấu một sự thành công mới trong việc thắt chặt mối quan hệ nhất là cải thiện tình nhân dân hai nước sau những tháng ngày u tối. Thành công tốt đẹp trong trận thi đấu năm 1999 đã phần nào xiết chặt tình đoàn kết cộng đồng và mở đường cho việc tạo dựng “cột mốc quan hệ ngoại giao”.

Năm 2004 hai nước tham gia thi đấu trong trận “The friendship series”, lần đầu tiên sau gần 6 thập kỷ Pakistan đã cấp Visa cho người dân Ấn Độ sang xem thi đấu Cricket và tại Pakistan – trung tâm của chủ nghĩa cực đoan thì những lá cờ Ấn Độ tung bay trên các khán đài. Hàng nghìn người hâm mộ Ấn Độ đã đến Pakistan để theo dõi trận đấu, họ hân hoan trước niềm vui được chào đón mà không hề diễn ra cuộc ganh đua, hay bạo loạn nào giữa người Muslims và Hindus. Có thể nói chưa bao giờ có một trò chơi nào giữa Ấn Độ và Pakistan lại diễn ra với một bầu không khí thân mật, vui vẻ như vậy, nó trái ngược hoàn toàn với hình ảnh chết chóc trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX quanh khu vực biên giới tại Kashmir. Chính điều này đã tạo thêm cơ hội cho các đội Cricket hai nước thi đấu với nhau trong một bầu không khí hữu nghị và đoàn kết

Năm 2005 hình ảnh của hai nhà lãnh đạo xem trận đấu với nhau đã được phát sóng trên toàn thế giới như một biểu hiện của hòa bình, sự thân hiện, hữu nghị như anh em.Ngay sau đó hai bên tiến hành đàm phán trong vòng 3 ngày về các vấn đề biên giới tại Kashmir.

Như vậy, ngoại giao văn hóa Cricket không chỉ giúp nhân dân hai nước hòa giải mối hiềm khích bấy lâu nay mà còn giúp cho những vị lãnh đạo thêm cơ hội tiếp xúc với nhau trong một bầu không khí sôi động, nơi không còn những căng thẳng về vấn đề xung đột biên giới, không còn những nguy hiểm của chạy đua năng lượng hạt nhân, tất cả nhường chỗ cho hòa bình và hợp tác trong mối quan hệ giữa hai người láng giềng.

Mặt khác các cầu thủ Cricket trở thành biểu tượng đại diện cho hai quốc gia, hai dân tộc, họ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực thực hiện hòa bình bằng cách tham gia và các cuộc cạnh tranh thân thiện trên sân đấu. Bên cạnh đó ngoại giao văn hóa Cricket cũng đã cung cấp các kênh thông tin giữa hai nước, các kênh truyền thông  đã cung cấp thông tin đúng lúc, kịp thời qua đó giúp hình thành một sự hiểu biết tốt hơn giữa Ấn Độ và Pakistan.

III. Đánh giá về vai trò của ngoại giao văn hóa Cricket trong mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan trong giai đoạn 1987 – 2007

       1. Thành tựu

  • Hạn chế xung đột giải quyết mấu thuẫn bằng biện pháp hòa bình
  • Tạo cơ hội cho chính phủ và nhân dân hai nước giao lưu gặp gỡ.
  • Nền tảng duy trì hòa bình, an ninh khu vực 

       2. Hạn chế

  • Ngoại giao văn hóa phụ thuộc vào chính trị
  • Chưa thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn tồn tại giữa hai quốc gia
  • Phát triển chưa cân xứng với tiềm năng vốn có

       3. Tầm nhìn trong tương lai

  • Hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa các trận đấu Cricket song phương
  • Cần được chính phủ quan tâm chú trọng, đầu tư nhiều hơn để phát triển xứng với tiềm năng
  • Hạn chế sự phụ thuộc của Cricket vào chính trị

 

Kết luận

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn trong tình trạng đối đầu điều này gây ảnh hưởng đến mọi mặt trong mối quan hệ hai nước.Chính vì vậy việc hợp tác giải quyết tranh chấp hòa bình hơn là xung đột kéo dài sẽ là lựa chọn tối ưu.Trong bối cảnh đó ngoại giao văn hóa thể thao Cricket sẽ đóng mội vai trò như cây cầu hòa bình giúp lãnh đạo và nhân dân hai nước gặp gỡ, hòa giải, thúc đẩy hòa bình.Tuy nhiên, ngoại giao văn hóa Cricket được xem như một công cụ hỗ trợ cho ngoại giao chứ không phải là một biện pháp để giải quyết mọi vấn đề giữa Ấn Độ - Pakistan.

Báo cáo viên Nguyễn Thu Hà tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 

Tác giả: Thu Hà K58 Ấn Độ học

Bình luận của bạn