Tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Đại học Hanyang Cyber (Hàn Quốc)
13/05/2016

Tại buổi làm việc, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đã giới thiệu những thông tin cơ bản về Trường ĐHKHXH&NV: Trường là thành viên trụ cột của Đại học Quốc gia Hà Nội, có 16 khoa, 12 trung tâm nghiên cứu, 01 viện nghiên cứu và 01 bảo tàng. Khoa Đông phương học của Trường hiện có ngành Hàn Quốc học, là một trong những địa chỉ đào tạo hàng đầu về Hàn Quốc học và tiếng Hàn. Trường còn có Trung tâm Hàn ngữ Seijong chuyên đào tạo tiếng Hàn cho người Việt Nam, với sự hỗ trợ của ĐH Busan (Hàn Quốc). Nhiều năm qua, với sự mở rộng hợp tác giữa Trường với Đại sứ quán Hàn Quốc, các trường ĐH, viện nghiên cứu, quỹ, tổ chức xã hội của Hàn Quốc, Nhà trường đã có những thành tích đáng kể trong thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo Hàn Quốc học.
TS Ryu Tae-Soo cho biết Đại học Hanyang Cyber mong muốn thúc đẩy hợp tác cùng Trường ĐHKHXH&NV. Ông đề xuất một số hoạt động hợp tác như xây dựng chương trình dạy tiếng Hàn trực tuyến cho các sinh viên Hàn Quốc gốc Việt, tổ chức giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Hàn Quốc tại Việt Nam, cũng như thực hiện các chương trình liên kết đào tạo 1+3, 2+2 giữa hai bên. Để góp phần hiện thực hóa những mục tiêu này, TS. Ryu Tae-Soo đề xuất ký kết biên bản hợp tác giữa Trường ĐHKHXH&NV và Đại học Hanyang Cyber trong tương lai.
PGS. TS Hoàng Anh Tuấn tán thành với những đề xuất của TS Ryu Tae-Soo và cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ sinh viên Hàn Quốc tham gia học tập và nghiên cứu tại Trường. Khoa Đông phương học sẽ là đầu mối hợp tác giữa Trường và Đại học Hanyang Cyber. Hai trường cũng sẽ phối hợp với công ty Samsung (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giảng dạy tiếng Hàn trực tuyến.
Đại học Hanyang Cyber thành lập năm 2002, tọa lạc tại thủ đô Seoul. Hiện nay, Đại học Hanyang Cyber có 15 khoa với khoảng 13.200 sinh viên. Trường cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao và những trải nghiệm thực tế. Trường cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao và những trải nghiệm thực tế. Đại học Hanyang Cyber được thành lập với mục đích đem lại cơ hội bình đẳng cho mọi người, giúp họ tự nhận thấy khả năng của mình trong khi đào tạo những người có năng lực, những người có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của dân tộc và toàn thể loài người.
(Theo Ussh)
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Tầm quan trọng của sự đổi mới, sáng tạo và hợp tác Việt - Mỹ
Khoa Đông phương học phối hợp với ĐSQ Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh
Triển lãm ảnh về Kiến trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ - TS. B.R. Ambedkar
Hướng đi mới cho ngành Iran học tại Việt Nam
Phát biểu của Bà Preeti Saran, Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tại VNU-USSH, Hà Nội
Nói chuyện chuyên đề "Văn học Ba Tư, Saadi và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam-Iran"
Chương trình hỗ trợ nghiên cứu Nhật Bản Zensho
Khai trương Phòng Thái Lan học
Tiếp đón Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam
Tin bài khác
Học từ sách vở, học từ cuộc đời
Chung tay hỗ trợ Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19
Thông báo tuyển sinh đào tạo Sau đại học - Khoa Đông phương học
Thông báo mở lớp bổ sung kiến thức
Sơ khảo thi nói tiếng Hàn - Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2021
Tọa đàm trực tuyến: Các vấn đề và sự thích nghi của DN Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam
Đội bóng đá Khoa Đông phương học